Hồ sơ công bố, công khai
– Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh, tải tại đây.
– Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Biên Hòa;, tải tại đây.
– Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Long Khánh., tải tại đây.
– Bản đồ Khu vực chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024, tải tại đây.
Thời điểm, thời hạn công bố, công khai
– Thời điểm công bố, công khai thực hiện trước ngày 14/01/2024;
– Thời gian công bố, công khai đến hết năm 2024;
Link tải file KMZ/KML năm 2024 của toàn tỉnh Đồng Nai, tải tại đây
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có 13 đơn vị hành chính (gồm: 01 thị trấn và 12 xã). Ranh giới Huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp Tp. Long Khánh và huyện Xuân Lộc;
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp huyện Long Thành và huyện Thống Nhất.
Diện tích tự nhiên toàn Huyện 46.258 ha, dân số năm 2022 khoảng 144.269 người. Ranh giới hành chính huyện được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm: thị trấn Long Giao, các xã Xuân Đường, Thừa Đức, Sông Nhạn, Xuân Quế, Nhân Nghĩa, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Tây, Xuân Đông, Sông Ray, Lâm San, Xuân Mỹ. Trên địa bàn có Cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Quốc lộ 56 chạy qua, nối kết Huyện với Tp. Long Khánh, huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trung tâm Huyện nằm ở thị trấn Long Giao (ngã ba giao giữa QL56 và Tỉnh lộ 773 (đường Long Thành – Cẩm Mỹ – Xuân Lộc)),… nên có lợi thế về không gian phát triển, kết nối giao lưu kinh tế với các địa phương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đặc biệt khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng và đi vào hoạt động thì tuyến Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Tỉnh lộ 773 sẽ là trục giao thông chính để vận chuyển khách từ sân bay về các tỉnh Nam Trung bộ và ngược lại, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho các xã nằm trên trục đường này như Thừa Đức, Xuân Đường, thị trấn Long Giao có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ.
1.2. Địa hình
Có 03 dạng địa hình chính là: địa hình núi, đồi thoải lượn sóng và các dải đất tương đối bằng ven sông.
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn (núi Hàng Gòn và núi Cam Tiêm ở thị trấn Long Giao), diện tích chiếm khoảng 2% tổng diện tích toàn huyện, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp chỉ thích hợp cho trồng rừng.
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 80% tổng diện tích toàn Huyện. Độ dốc phổ biến từ 3° đến 8°. Khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm. Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 3° cần chú trọng biện pháp xây dựng đồng ruộng để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa.
- Địa hình bằng ven suối: Phân bố thành các dải dài ven Sông Ray, chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ dốc chủ yếu là cấp I (từ 0° – 3°), gần nguồn nước mặt, mực nước ngầm nông, một số khu vực đất thấp thường bị ngập vào các tháng mưa lớn. Hầu hết diện tích trên dạng địa hình này đã được sử dụng trồng lúa và các loại cây ngắn ngày.
1.3. Khí hậu
Huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như sau:
Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm²-năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7-6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 25,4°C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271°C/năm ). Ít có những biểu hiện cực đoan của thời tiết như: bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956 – 2.139 mm/năm). Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 kết thúc vào tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 9, kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng suất cây ngắn ngày trong vụ này thường thấp. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm nên để tiến hành sản xuất cần phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.
1.4. Thủy văn
- Huyện Cẩm Mỹ phần lớn sông suối đều ngắn và dốc nên khả năng giữ nước kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của huyện, với hệ thống sông suối chính như:
+ Sông Ray: Bắt nguồn từ khu vực phía nam và tây nam núi Chứa Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi huyện Cẩm Mỹ khoảng 300 km² với các nhánh suối chính như: suối Gia Hoét, suối Tầm Bò, suối Trung, suối Thề… chiều dài sông chính 60 km, đoạn chảy qua huyện 20 – 25 km, lưu lượng trung bình 10,6 m³/s, ngoại trừ dòng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô. Trên hệ thống Sông Ray đã xây dựng được các hồ chứa nước nhỏ như: hồ Suối Vọng, hồ Suối Đôi đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước được tích trong hồ không lớn, địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho tưới khá cao. Hồ Suối Ran khả năng giữ nước kém nên năng lực tưới rất hạn chế.
+ Các nhánh sông thuộc hện thống sông Thị Vải: Các nhánh suối này bắt nguồn từ khu vực phía Tây Nam núi Đầu Rừu và núi Hàng Gòn, diện tích lưu vực từ 300 – 400 km², bao gồm các suối như suối Quýt, suối Thái Lan, suối Rừu, suối Rầm, suối Sóc,… nhưng do thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đều bị kiệt vào cuối mùa khô.
- Huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo mạch nước ngầm. Trên đất đỏ được phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 – 30 m, các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 102 m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cà phê, tiêu, cây ăn quả.
2. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
a. Phân loại đất:
Toàn Huyện có 04 nhóm đất chính, đặc điểm của từng nhóm đất như sau:
- Nhóm đất đá bọt (AN-Andosols): Đất đá bọt núi lửa là loại đất tốt, nhưng có diện tích nhỏ (729 ha), phân bố trong phạm vi hẹp thuộc các xã Xuân Bảo, Bảo Bình,…
- Đặc điểm phát sinh: Đất được hình thành trên đá bọt núi lửa, có lớp bề mặt thỏa các yêu cầu của đặc tính Andic dày trên 35cm, được xếp vào nhóm đá bọt Andosols.
- Thành phần cơ giới: Đất AN có thành phần cơ giới nhẹ, đá chưa phong hóa chiếm tỷ lệ khá cao.
-Tính chất lý hóa học: Độ chua hoạt tính và chua trao đổi trong đất đạt mức trung bình.
- Đặc tính nông học: đất rất giàu mùn, đạm, lân, mức độ giữ chặt lân rất cao (71-88%), lân dễ tiêu vẫn khá cao nhưng kali tổng số thấp.
- Nhóm đất đỏ (Ferasols-FR): Đất đỏ có diện tích lớn (chiếm 47,38% tổng diện tích). Phân bố hầu hết ở các xã phía Tây (Nhân Nghĩa, Xuân Mỹ, Xuân Đường và thị trấn Long Giao) Hầu hết có tầng dày >100 cm, độ phì cao. Trên các chân đất này, hiện đang sản xuất cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, điều) và cây ăn quả.
- Đặc điểm phát sinh: Đất hình thành trên đá mẹ bazan trung tính.
- Thành phần cơ giới: Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp.
- Tính chất lý hóa học: Đất thường chua, CEC, cation trao đổi, kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp.
- Đặc tính nông học: Đất FR giàu đạm, lân và nghèo
Nhìn chung chất lượng của đất đỏ có độ phì tương đối cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, cây ăn quả,… Tuy nhiên, khả năng sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào độ dày tầng đất mặt. Nếu đất có tầng đất mặt dày thì nên trồng cây dài ngày, ngược lại thì nên dành cho cây ngắn ngày như bắp, đậu đỗ,…
- Đất nâu thẫm (Luvisols – LV): Đất nâu thẫm có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Cẩm Mỹ. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm 47% tổng diện tích toàn Huyện. Phân bố tập trung ở các xã vùng Sông Ray. Hiện là địa bàn sản xuất cây lương thực trọng điểm của Huyện, với các loại cây ngắn ngày cho năng suất cao như: bắp, đậu đỗ, mía, lúa nước. Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là kết von và một số diện tích có tầng đá nông.
- Đặc điểm phát sinh: Đất hình thành trên đá mẹ giàu kiềm.
- Thành phần cơ giới: Đất có thành phần cơ giới trung bình, thịt pha cát mịn đến thịt pha sét.
- Tính chất lý hóa học: Đất không chua, cation trao đổi cao, giàu cation kiềm trao đổi.
- Đặc tính nông học: Đất đen giàu đạm, kali tổng số nghèo.
Khả năng sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và khả năng thoát nước, trên chân đất cao có thể sử dụng để trồng nhiều loại cây trồng cạn: đậu đỗ, bắp,… Trên chân đất thấp có khả năng trồng lúa nước trong mùa mưa, cây trồng cạn vào đầu mùa khô.
- Đất tầng mỏng (LP): Nhóm đất tầng mỏng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích toàn huyện (45 ha), phân bố ở xã Xuân Mỹ. Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá Chất lượng đất kém, bị thoái hóa nghiêm trọng, chỉ dành cho trồng rừng hoặc cây có độ che phủ thay thế cây rừng.
b. Độ dốc, tầng dày
Độ dốc được phân thành 5 cấp : Cấp I : 0-3°, Cấp II : 3-8°, Cấp III : 8-15°, Cấp IV: 15-20°, Cấp V: > 20°.
Tầng dày được phân thành 5 loại: loại 1: >100 cm, loại 2: 70-100 cm, loại
3: 50-70 cm, loại 4: 30-50 cm, loại 5: < 30 cm.
Đất đai ở Huyện khá bằng phẳng: có tới 88,7% diện tích có độ dốc dưới 8°, khá thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông-công nghiệp cũng như xây dựng các điểm dân cư và cơ sở hạ tầng. Yếu tố hạn chế là tầng dày: có tới 24,1% diện tích thuộc tầng mỏng(<50cm), 13,6% thuộc tầng trung bình (50-70cm), chỉ có 58,3% thuộc tầng dày và rất dày(>70cm).
Nhìn chung trong 04 nhóm đất, nhóm đất đỏ (Ferrasols) có nhiều ưu điểm nhất, khá thích hợp với các loại cây lâu năm. Kế đến là đất đen và đất đá bọt núi lửa, nhưng do bị hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với cây hàng năm và rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn.
2.2. Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Trên địa bàn huyện có: sông Ray và các hệ thống suối thuộc lưu vực sông Thị Vải.
- Sông Ray có đoạn chảy qua huyện Cẩm Mỹ dài 25 km, lưu lượng trung bình 10,6 m3/s, dòng sông chính có nước quanh năm, song đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô. Trên dòng chính sông Ray đã xây dựng các hồ chứa nước nhỏ như: Hồ Suối Vọng, Hồ Suối Rang, Hồ Suối Thề, đã có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước tích được trong hồ không lớn, địa hình vùng tưới lại bị chia cắt, nên phạm vi tưới thường hẹp và chi phí cho tưới tiêu khá cao. Các đập đã được xây dựng là: đập Suối Sấu (Sông Nhạn), đập Suối Trong (Xuân Bảo), đập Giao Thông (Lâm San), đập Cù Nhí (Sông Ray) và đập suối Nhát.
- Các nhánh suối thuộc lưu vực sông Thị Vải: các nhánh suối này đều bị kiệt vào mùa khô, nên ý nghĩa cấp nước cho tưới tiêu và sinh hoạt rất hạn chế.
Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong cả giai đoạn trước mắt và lâu dài. Phần lớn các sông suối trên địa phận huyện Cẩm Mỹ thường ngắn và dốc lại không có nguồn sinh thủy, nên khả năng giữ nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung.
+ Nước ngầm:
Theo bản đồ địa chất – thủy văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/100.000 thì huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên nền địa chất đất đỏ đã phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 – 30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 80 – 120 m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12 l/s, chất lượng tốt, nhưng trữ nước rất hạn chế. Hiện nay, nguồn nước ngầm này đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng. Nguồn nước ngầm có xu hướng giảm nên cần có biện pháp quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý.
Tóm lại, đối với tài nguyên nước, huyện Cẩm Mỹ có thuận lợi chính là có các nhánh suối thuộc hệ thống sông Ray chảy qua với lưu lượng khá và nhiều công trình hồ chứa đã được xây dựng; song có khá nhiều khó khăn phải đối mặt là sông rạch phân bố không đều, không có nguồn sinh thủy và cao trình thấp nên khó tạo nguồn và dẫn đến tình trạng khan hiếm nước vào mùa khô, nước ngầm nghèo và độ sâu xuất hiện nước ngầm lớn. Đây là yếu tố quan trọng để xác định việc phân bố cây trồng vật nuôi và hệ thống thủy lợi để phục vụ sinh hoạt cũng như phát triển nông nghiệp huyện.
2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ không nhiều, chủ yếu là đất và đá được sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng. Nguồn nguyên liệu này lấy từ núi Cẩm Tiên (xã Nhân Nghĩa),… Tổng diện tích các khu vực có thể khai thác đá xây dựng là 8,87 ha. Hàng năm có thể khai thác 25.000 – 30.000 m3 đá cho nhu cầu xây dựng, sản xuất trên 2.000 bộ bàn, ghế đá các loại. Ngoài ra đất sét có trữ lượng khá lớn, hàng năm có thể khai thác, sản xuất trên 5 triệu viên gạch.
3. Về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
- Về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2023 (Giá so sánh 2010) đạt 28.377,83 tỷ đồng, đạt 100,39% KH, tăng 14,39% so với cùng kỳ, trong đó: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,28%; công nghiệp và xây dựng tăng 15,6%; dịch vụ tăng 18,06%. Cụ thể:
- GTSX lĩnh vực Nông, lâm, thủy sản: 071,14 tỷ đồng;
- GTSX lĩnh vực công nghiệp: 5.526,72 tỷ đồng;
- GTSX lĩnh vực thương mại – dịch vụ: 13.429,80 tỷ đồng;
- GTSX lĩnh vực Giao thông-vận tải, Bưu chính-Viễn thông, điện lực: 556,87 tỷ đồng.
(Báo cáo số: 573/BC-UBND ngày 05/12/2023 của UBND huyện Cẩm Mỹ về Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024 của huyện Cẩm Mỹ)
3.2. Về dân số
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2022, dân số trung bình huyện Cẩm Mỹ là 144.269 người, chiếm 4,43% tổng dân số của toàn tỉnh, dân số nông thôn là 135.924 người. Mật độ dân số trung bình là 312 người/km2.
3.3. Về đất đai
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2022, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 46.257,7 ha, trong đó đất nông nghiệp 41.228,5 ha, đất phi nông nghiệp 5.027,3 ha, đất chưa sử dụng 1,9 ha. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được tỉnh nói chung và huyện nói riêng quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, trong đó:
- Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất: Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Cẩm Mỹ đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 5374/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 theo đúng quy định của pháp luật đất đai.
- Đối với công tác lập kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Luật đất đai năm 2013, từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện theo đúng quy định của pháp luật đất đai.
———————————
☀️. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
——————————–
1. Phone và Zalo và Viber: 036.3232.739
Web: datsach.net và datsach.com.vn
2. Youtube: Đất Sạch TV
https://www.youtube.com/@datsachtv
3. TikTok: @daotaoquyhoach
https://www.tiktok.com/@daotaoquyhoach
4. fanpage: Đất sạch TV
https://www.facebook.com/datsachtv
—————————————————–
☀️. THÔNG TIN KHÓA HỌC QUY HOẠCH:
—————————————————–
1. Khóa Học Đào Tạo Kiểm Tra (Tra Cứu) Quy Hoạch Và Đầu Tư Cơ Bản:
2. Khoá Học Tra Cứu Quy Hoạch Và Dịch Vụ Cấp Sổ, Xin Phép Xây Dựng, Hoàn Công
3. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Bằng Phần Mềm Microstation V7/V8
Xem tại đây
4. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Cơ Bản:
Xem tại đây
5. Khoá Học Dịch Vụ Hỗ Trợ Cấp Sổ:
Xem tại đây
6. Khóa Học Xin Phép Xây Dựng và Hoàn Công Nhà Đất:
Xem tại đây
7. Khóa Học Đầu Tư Nhà Đất Cơ Bản:
Xem tại đây
8. Khóa Học Quy Trình Pháp Lý Dự Án Bất Động Sản:
Xem tại đây
—————————————————–
☀️. THAM GROUP ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT VÀ CHÍNH XÁC:
—————————————————–
1. GROUP TÂY NINH CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
2. GROUP SÀI GÒN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
3. GROUP BÌNH DƯƠNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
4. GROUP VŨNG TÀU CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
5. GROUP ĐỒNG NAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
6. GROUP LONG AN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
7. GROUP BÌNH THUẬN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
8. GROUP ĐĂK LĂK CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
9. GROUP KON TUM CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
10. GROUP LÂM ĐỒNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
11. GROUP GIA LAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
12. GROUP BÌNH PHƯỚC CHECK QH – datsach.net
—————————————————–
☀️. CÁC GROUP CHIA SẺ CHO TẶNG FILE QUY HOẠCH MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC:
—————————————————–
1. Nhóm Cho Tặng Bản Đồ Quy Hoạch Miễn Phí Toàn Quốc
2. Chia Sẻ Thông Tin Quy Hoạch
3. Chia Sẻ File Quy Hoạch Toàn Quốc
4. Wedsite Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF của 63 Tỉnh Thành
5. Nhóm FB Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF và KMZ của 63 Tỉnh Thành