Hồ sơ công bố, công khai
– Quyết định số
– Báo cáo thuyết minh tổng hợp
– Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Long Khánh., tải tại đây.
– Bản đồ Khu vực chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024
Thời điểm, thời hạn công bố, công khai
– Thời điểm công bố, công khai thực hiện trước ngày 14/01/2024;
– Thời gian công bố, công khai đến hết năm 2024;
Link tải file KMZ/KML năm 2024 của toàn tỉnh Đồng Nai, tải tại đây
Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý và ranh địa giới hành chính.
- Vị trí địa lý: Huyện Long Thành nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng
Nai, có diện tích tự nhiên 43.062,19 ha (theo kết quả thống kê đất đai năm 2020), bằng 7,3% diện tích toàn tỉnh Đồng Nai. Với tổng dân số năm 2020 là
246.051 người, mật độ dân số 571 người/km2. Hiện huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 13 xã và 01 thị trấn. Địa giới hành chính tiếp giáp cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp TP. Biên Hòa và huyện Trảng Bom.
+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ.
+ Phía Tây giáp TP.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
+ Phía Tây Nam giáp huyện Nhơn Trạch.
+ Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Huyện Long Thành có mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng khá thuận lợi; đang và sẽ được đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia trên địa bàn hoặc đi qua như: tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Dây, sân bay quốc tế Long Thành, các công trình cấp điện, cấp thoát nước và hệ thống cảng sông thông ra biển…
Với vị trí tiếp giáp nhiều khu vực kinh tế khác nhau và nằm tại trung tâm của tam giác kinh tế (TP.Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu ) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN), huyện Long Thành có nhiều lợi thế để phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, đặc biệt về công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch và nông nghiệp. Đây đồng thời cũng là sức ép rất lớn đối với việc định hướng sử dụng đất của huyện, đặc biệt trong phân bổ cơ cấu sử dụng đất hợp lý để khai thác các tiềm năng sẵn có khác, đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
b. Đặc điểm địa chất, địa hình
* Địa chất:
Huyện Long Thành có tập hợp đá mẹ và mẫu chất rất đa dạng vừa tạo cho huyện một quỹ đất rất phong phú, vừa là nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng rất quan trọng. Với tập hợp đá mẹ và mẫu chất sau:
- Đá bazan bao phủ khoảng 7.313 ha, chiếm 16,9% diện tích lãnh thổ, phân bố ở rìa phía Tây của huyện, nơi tiếp giáp với huyện Cẩm Mỹ và huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10 – 11 %), oxyt magie từ 7 – 10%, oxyt photpho 0,5 – 0,8%, hàm lượng kali cao hơn một chút. Vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20 – 30 m. Từ đá bazan hình thành 2 nhóm đất nổi tiếng là đất đỏ bazan và đất đen trên bazan là hai loại đất có chất lượng cao và thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, đá bazan trong huyện còn là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực rất cao.
- Mẫu chất phù sa cổ : Mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene) chiếm một diện tích khá lớn khoảng 30.000 ha, chiếm 69,6% diện tích lãnh thổ. Phân bố ở khu vực trung tâm huyện, là vùng rất thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp. Tầng dầy của phù sa cổ từ 2 – 3 đến 5 – 7 mét, vật liệu có màu nâu vàng, sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường thường có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp. Nên phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám.
- Trầm tích Holocen: Trầm tích Holocen là trầm tích rất non trẻ, có diện tích khoảng 5.765 ha, chiếm 13,5% diện tích lãnh thổ, được chia thành 2 dạng sau:
Trầm tích đầm lầy biển: Đơn vị này có diện tích khoảng 2.365 ha. Phân bố ở ven sông Đồng Nai. Đặc trưng của trầm tích này là sự có mặt của sulfidic, hình thành bởi các điều kiện yếm khí chiếm ưu thế, sự ngập mặn đều đặn theo chu kỳ của nước lợ, sự có mặt của thực vật ngập mặn và tốc độ bồi tích chậm. Trên trầm tích này hình thành chủ yếu nhóm đất phèn dưới rừng ngập mặn.
Phù sa sông suối: Đơn vị này có diện tích khoảng 3.400 ha, là loại trầm tích trẻ hợp cả với tuổi holocen muộn – hiện đại (QIV). Phù sa thường có màu nâu sẫm đến nâu vàng nhạt, phân bố không liên tục thành các dải dọc ven các sông suối vùng nghiên cứu. Hình thành trên trầm tích này là nhóm đất phù sa.
* Địa hình:
Địa hình của huyện thuộc dạng địa hình rất bằng phẳng, cao trình vừa phải, vừa có địa hình đồi gò, vừa có địa hình đồng bằng ven sông rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất. Đặc biệt nền địa chất chủ yếu là các trầm tích Plestocen và đá Macma, có nền móng vững chắc, rất thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng như các công trình công nghiệp…
- Là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa, có tài nguyên rất đa dạng, bao gồm những vùng đồi núi hình thành trên đá bazan, các đất hình thành trên phù sa cổ, rất thích hợp cho các cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cao su, tiêu, cây ăn quả, điều, vừa có các loại đất đồng bằng như đất phù sa, đất phèn là các loại đất thích hợp cho việc trồng các loại cây hàng năm như lúa, mì, đậu đỗ, rau các loại… và nuôi trồng thủy sản.
So với tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung, Long Thành là huyện có địa hình bằng phẳng. Trong tổng diện tích đất tự nhiên có tới
39.572 ha đất có độ dốc <30 (chiếm 91,9%), còn lại 3.490 ha có độ dốc 3-70 (chiếm 8,1%). Toàn huyện có 2 dạng địa hình chính:
Địa hình đồi lượn sóng nhẹ: có độ cao từ 20 – 100 m, bao gồm những đồi đất bazan. Và đất phù sa cổ, có chiều hướng nghiêng dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình này chiếm diện tích lớn khoảng 30 ngàn ha, chiếm khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trên địa hình này là nơi phân bố các loại đất đồi như đất xám, đất đỏ và đất đen bazan, có nền móng vững chắc. Địa hình này không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng như cao su, điều, cây ăn trái và các loại cây trồng khác.
Địa hình đồng bằng ven sông: bậc thềm sông có độ cao từ 5 – 10 m, có nơi cao 2 – 5 m, dọc theo các nhánh sông Đồng Nai. Đất ở đây được cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp aluvi hiện đại. bao gồm các đất phù sa và đất phèn, là các loại đất thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
c. Đặc điểm khí hậu
Long Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cực đoan lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất.
Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nói chung và Long Thành có riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm chính sau: có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cướng độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 & tháng 4, đạt 300 – 400 calo/cm2/năm. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70 -75 kcalo/cm2/năm. Nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: Nhiệt độ cao đều trong năm 25 – 270C (Trạm Biên Hòa ) và 24 – 280C (Trạm Vũng Tàu ). Nhiệt độ trung bình tối cao 310C và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 200C. Tổng tích ổn cao 8.500 – 10.0000C.
Long Thành nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao (1.972 mm/năm tại Biên Hòa; 1352 mm/năm tại Vũng Tàu; 1.805 mm/năm tại Bình Ba), nhưng phân bố không đều nhau hình thành hai mùa trái ngược nhau: Mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô kéo dài trong vòng 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 8 – 10% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi khá cao, nó chiếm khoảng 64 – 67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh quá trình phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các Secquioxyt sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ.
Mùa mưa léo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 91 – 92% tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Lượng mưa lớn và tập trung đã xãy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi kéo sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng.
Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa (Vụ hè thu và Mùa) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (Vụ Đông Xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém. Vì vậy, ngoại trừ những điều kiện đất được tưới, còn lại hầu hết chỉ sản xuất trong mùa mưa.
- Đặc điểm sông ngòi, thủy văn
- Hệ thống sông ngòi: Trên địa bàn huyện có 1 hệ thống sông chính là hệ thống sông Đồng Nai, với 2 nhánh chính sau:
- Sông Đồng Nai: Bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn Nam, phần thượng lưu gồm hai nhánh Đa Nhim và Đa Dung, với tổng chiều dài khoảng 635km, diện tích lưu vực khoảng 40.000 km2, độ cao nguồn 1.700 m, độ cao bình quân lưu vực 470m , độ dốc bình quân lưu vực khoảng 4,6%. Đoạn chảy qua huyện Long Thành dài khoảng 7 km có lòng sông khá rộng và sâu trung bình 5-10 m, đáy sông có nhiều cồn cát ngầm nên chỉ có thể lưu thông được tàu có trọng tải dưới 1000 tấn.
- Sông Thị Vải: Bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển Đông, đoạn sông chính chảy qua huyện dài 13 km, rộng trung bình 400 m, phần hạ lưu sông mở rộng chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy triều biển Đông. Sông có các chi lưu chính như: Suối Cả, suối Đá vàng…
- Thủy văn: Nhìn chung chế độ thủy văn của hệ thống sông Đồng Nai chịu sự chi phối của 4 yếu tố: chế độ mưa nội vùng, thủy triều, chế độ điều tiết nước của các công trình đầu nguồn, khả năng giữ nước và bổ sung của lưu vực.
- Về thủy triều: Các sông rạch thuộc các xã dọc sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều Biển Đông, biên độ triều bình quân 1,86 mm, cao nhất 2,06m ( tháng II/1989), thấp nhất 1,05m (tháng IX), đã có tác dụng rất lớn đến khả năng tưới, tiêu ở khu vực đất bằng ven sông.
- Về xâm nhập mặn: trước đây khi chưa có công trình thủy điện Trị An, mặn theo chiều xâm nhập tới hạ lưu cầu xa lộ Đồng Nai. Sau khi công trình hồ Trị An đi vào hoạt động, mặn đã đẩy lùi tới Nhà Bè, nên khu vực thuộc lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn huyện có nước ngọt quanh năm. Riêng khu vực thuộc hạ lưu Sông Thị Vải, do phân bố trên địa hình thấp, gần cửa sông nên trong năm thường có 5 – 6 tháng (từ tháng XII đến tháng IV năm sau) mặn xâm nhập trực tiếp vào sâu trong sông rạch và nội đồng.
- Về trình trạng ngập: Trước khi có công trình Trị An, thường vào thời điểm tháng VIII đến tháng X, do mưa lớn tập trung làm cho lưu lượng dong chảy trên các sông tăng nhanh, cộng với thủy triều biển Đông dâng cao, đã hạn chế lớn khả năng tiêu thoát nước của các sông này gây tình trạng ngập úngcho các khu vực đất thấp ven sông, gây trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi có công trình Trị An, tình trạng trên hầu như được khắc phục.
1.2. Đặc điểm các nguồn tài nguyên với vấn đề sử dụng đất
Tài nguyên đất đai
Theo mô tả của chuyên đề “Đánh giá tài nguyên đất huyện Long Thành ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000” được thực hiện trong Dự án Điều chỉnh QHSDĐ huyện Long Thành giai đoạn 2003-2010, huyện Long Thành có 6 nhóm đất, với 12 đơn vị bản đồ đất (Soil mapping units). Cụ thể như sau:
- Nhóm đất phèn : nhóm đất phèn có 2 đơn vị bản đồ ,với diện tích 2.897 ha (6,7%).Trong nhóm đất phèn, có đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn và đất phèn tiềm tàng sâu. Đất phèn phân bố ở ven sông Đồng Nai (Long Phước 785,97 ha: Xã Tam An: 1.074,85ha; Phước Thái: 527,25 ha; TT Long Thành 347,23 ha; An Phước 493,12 ha và Long an: 196,72 ha). Đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn sử dụng chủ yếu cho việc trồng rừng ngập mặn, có thể khai thác cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn. Đất phèn tiềm tang sâu là đất phèn không còn chịu ảnh hưởng của nước mặn, độ phèn thấp nên có khả năng sử dụng tốt cho việc trông lúa, một số ít có thể lên líp trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất phù sa : Nhóm đất phù sa có 02 đơn vị bản đồ, với diện tích 1.565 ha(3,63%), phân bố ở ven sông Đồng Nai (Long Phước 699 ha; Phước Bình 161 ha và Tam An 157 ha,…). Đất phù sa có độ phì nhiêu tương đối cao so với các loại đất đồng bằng, ít chua(pHKCL:4,5-5,0), giàu mùn (2-4% OM), đạm tổng số cao (0,10-0,15%N), lân tổng số nghèo (<0,06%). Đất phù sa có thành phần cấp hạt rất thay đổi nhưng nhìn chung có sa cấu từ thịt trung bình đến thịt nặng. Hướng sử dung đất phù sa lâu dài là trồng lúa nước, có thể xen canh với các cây rau màu ở những nơi có địa hình cao thoát nước và trông cây ăn trái. Biện pháp cung cấp nước tưới và xây dựng đồng ruộng là những biện pháp cơ bản trong việc sử dụng đất phù sa có hiệu quả cao.
- Đất xám : Nhóm đất xám có 02 đơn vị bản đồ, với diện tích 9.442 ha (21,92%), phân bố chủ yếu ở xã: Long An 2.145 ha; Long Phước 1.409 ha; Phước Thái 833 ha; Lộc An 752 ha; Tân Hiệp 737 ha, An Phước 681ha; Long Đức 646 ha; Phước Bình 676 ha; Bình Sơn 629 ha, TT. Long Thành 540 ha; Tam An 154 ha. Đất xám hình thành chủ yếu trên phù sa cổ,có địa hình đồ thoải, tầng đất thương rất dày. Đất này tuy có chất lượng không cao về mặt nông học,nhưng nó lại thích hợp với nhiều loại sử dụng, kể cả cho sản xuất nông lâm nghiệp, đất dân cư và các đất xây dựng.Trong nông nghiệp nó thích hợp với cả cây hàng năm (như lúa nước,hoa màu,cây công nghiệp ngắn ngày) lẫn cây lâu năm (như cao su,cây ăn trái…).
- Đất đen: Nhóm đất đen có 02 đơn vị bản đồ, với diện tích 5.601 ha (13%). Đất đen hình thành trên các sản phẩm đá bazan và đá bọt bazan. Đất đen phân bố chủ yếu ở các xã : Cẩm Đường 1.632 ha, Bàu Cạn 1.592 ha, Bình An 685 ha, Bình Sơn 567 ha, Tân Hiệp 315 ha và Long An 164 ha. Đất đen có độ phì nhiêu hơn hẳn các loại đất khác trong vùng. Phản ứng dung dịch đất ít chua. Hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số giầu (2-3%OM; 0,1- 0,25N; 0,15-0,25 P2O5). Nghèo kali tổng số, nhưng rất giàu cation kiềm trao đổi (Ca2+: 12-14 me/100gram đất), dung tích hấp thu cao và độ bazơ cao (CEC: 25- 30 me/100gram; BS:52-57%). Sa cấu đất nặng, cấu trúc đất đoàn lạp, viên hạt rất tơi xốp. Tuy vậy, hạn chế chính của đất đen là tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều mảnh đá và nhiều đá tảng lộ đầu, gây trở ngại cho khâu làm đất và sự phát triển của bộ rễ. Vì vậy, chỉ phù hợp cho cây ngắn ngày có bộ rễ nông. Hầu hết đất đen đã được khai thác dùng trong nông nghiệp. Đất đen trên địa hình cao thoát nước trồng các cây hoa màu và cây công nghiệp hàng năm như: đậu nành, thuốc lá, bông, bắp và các loại đậu đỗ khác,… Ngoài ra cây ăn quả như chuối, mẵng cầu, chôm chôm cũng có khả năng trồng rất tốt. Đất đen địa hình thấp chủ yếu dùng cho việc trồng lúa và có khả năng trồng màu trong mùa khô.
- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất đỏ vàng có 03 đơn vị bản đồ,với diện tích 26.432ha (49,42%),phân bố ở hầu hết các xã trong huyện,tập trung nhiều nhất ỡ các xã: Bình Sơn 3.348 ha, Phước Bình 2.706 ha, Bàu Cạn 2.666 ha, Long Đức 2.391 ha, Bình An 2.133 ha, Tân Hiệp 2.082 ha,… Đất đỏ vàng được hình thành từ 02 loại đá mẹ và mẫu chất là : đá bazan và phù sa cổ.Trong đó đất nâu đỏ và đât nâu vàng trên bazan (gọi chung là đất đỏ bazan) có 3.731 ha (6,98%); đất nâu vàng hình thành trên phù sa cổ có diện tích lớn nhất trong các loại đất là 22.701 ha, chiếm 42,45% diện tích toàn huyện.
* Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan (gọi chung là đất đỏ bazan):
Đất đỏ trên đá bazan có độ phì nhiêu tương đối cao, hàm lượng mùn tầng mặt 2,5-4%OM, đạm tổng số cao (0,15-0,25%N) và giảm rất chậm theo chiều sâu phẩu diện. Đặc biệt đất đỏ bazan có lân tổng số rất giàu (0,10-0,15% P2O5), tuy vậy đất nghèo kali và các cation kiềm trao đổi.
Phản ứng dung dịch đất chua phẩu diện (pH KCL: 4,5-5,0), dung tích hấp thụ và độ no bazơ thấp (CEC: 16-25 me/100gram, BS:25-35%). Thành phần cơ giới đất đỏ trên bazan từ nặng đến rất nặng, hàm lượng sét vật lý luôn đạt >50%. Cấu trúc viên hạt khá tơi xốp, khả năng thấm và giữ nước rất tốt.
Đất đỏ bazan là đất có chất lượng cao nhất so với các loại đất đồi núi ở nước ta, vì vậy hiện nay đất đỏ bazan sử dụng chính cho việc trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, cây ăn quả, điều. Về lâu dài nên dành riêng đất này cho các loại cây dài ngày đặt biệt là cây cao su và các loại cây ăn quả. Tuy vậy, khi sử dụng đất này cần có biện pháp chống xói mòn rửa trôi.
* Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, ở các bậc thềm khác nhau từ vài chục mét đến khoảng 150-160 m. Phẫu diện đất thường có tầng đất tương đối đồng nhất với màu nâu vàng rất đặn trưng,thành phần cơ giới nhẹ (cát pha,thịt nhẹ), cấu trúc hạt rời rạc, phân hóa rõ theo màu sắc và độ chặt.
Về tính chất đất: đất có phản ứng chua (pHKCL: 4,5-5,5), hàm lượng mùn, đạm, lân và kali nhìn chung rất thấp (0,7-1,5%OM; 0,07-0,10%N; 0,01-0,02% P2O5; 0,03-0,04%K2O). Mùn,đạm có chiều hướng giảm rất nhanh theo chiều sâu phẩu diện. Thành phần cấp hạt cát là chủ yếu (50-55% cát), sét có xu hướng rửa trôi theo chiều sâu.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ tuy có chất lượng không cao, nhưng lại thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nên ưu tiên sử dụng đất này cho việc trồng các cây dài ngày như cao su, điều, cây ăn trái các loại. Trong sản xuất cần có biện pháp chống xói mòn rửa trôi, tăng cường bón phân bổ sung cho đất vốn rất nghèo dưỡng chất.
- Nhóm đất dốc tụ: Nhóm đất dốc tụ có 798 ha, chiếm 1,49% DTTN. Đất dốc tụ hình thành và phát triển từ các sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc. Do đặc điểm hình thành và phân bố rộng rãi nên đất dốc tụ có đặc điểm hình thái rất phức tạp, phụ thuộc vào thành phần mẫu chất tạo đất cùng với đặc điểm địa hình khu vực. Nhìn chung đất dốc tụ có hai dạng cơ bản là: (i) Đất dốc tụ có độ phì nhiêu khá cao. Đất có phản ứng chua, giầu mùn, đạm tổng số, lân và kali. Đất có khả năng sử dụng chủ yếu cho việc trồng và thâm canh lúa nước.
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp chủ yếu từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Theo số liệu quan trắc nhiều năm, trên sông Đồng Nai lưu lượng trung bình 312 m3/s, lưu lượng tháng cao nhất 1.083m3/s (tháng 9). Chất lượng nước sông trong khu vực huyện Long Thành có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng nguồn nước mặt dồi dào này cho hoạt động kinh tế – xã hội của huyện.
- Nước ngầm: Theo đánh giá của Liên đoàn địa chất thủy văn 8, nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào, căn cứ vào mức độ khả năng khai thác có thể chia thành 2 cấp như sau:
Cấp mo-duyn 1- 1,051/s – km2: phân bố ở khu vực phía Tây của huyện, chiều dày tầng chứa nước dày từ 30 – 90 m, có thể khai thác tập trung với lưu lượng mỗi lỗ khoan từ 500 – 1000m3/ ngày.
Cấp mo-duyn 0,51/s – km2: phân bố ở khu vực phía Bắc của huyện, chiều dày tầng chứa nước dày từ 20 – 40, cũng có thể khai thác lỗ khoan từ 500 – 1000m3/ ngày.
c. Tài nguyên rừng:
- Về quy mô diện tích: Tuy diện tích đất nông nghiệp không lớn nhưng diện tích đất rừng những năm gần đây có xu hướng giảm, năm 2019 diện tích rừng trên địa bàn huyện là 873 ha, toàn bộ là rừng trồng phân bổ hầu hết ở các xã, tập trung nhiều nhất ở khu vực Long Phước, Phước Thái, là khu vực do Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành quản lý.
- Về chất lượng rừng: Theo đánh giá của phòng kinh tế huyện Long Thành, tỷ lệ che phủ của rừng gỗ lớn trong những năm gần đây giảm mạnh và đang có xu hướng thu hẹp do sự phát triển của công nghiệp, đô thị và nông nghiệp thực phẩm. Rừng trồng chủ yếu là các cây làm nguyên liệu giấy như tràm, bạch đàn, những loại rừng này ít có ý nghĩa về độ che phủ và bảo vệ môi trường.
d. Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung, khoáng sản ở huyện Long Thành không nhiều chủng loại, nhưng trữ lượng tương đối khá, chất lượng ở mức trung bình có khả năng đáp ứng nhu cầu một số ngành công nghiệp địa phương, đáng kể nhất là sản xuất gạch ngói vốn là thế mạnh của huyện.
Theo tài liệu của Đoàn địa chất 20B – Liên đoàn địa chất 8 và Sở khoa học
- Công nghệ tỉnh Đồng Nai, trong phạm vi huyện Long Thành có các điểm khoáng sản sau:
- Sét gạch ngói: Phân bố ở xã Long An (khu vực suối Đồng Hươu phía QL51, trữ lượng khoảng 2 triệu m3, có khả năng sản xuất gạch ngói nhưng phải trộn các loại sét với nhau để tránh co rút.
- Mỏ sạn ở Bình Sơn có khả năng khai thác phục vụ nhu cầu rải đường.
e. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân Long Thành có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, luôn phấn đấu xây dựng và phát triển địa phương phù hợp với nhịp điệu chung của xã hội; trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những đặc tính đó luôn đợc phát huy và được ghi nhận trong đời sống xã hội bằng các công trình văn hóa vật thể mang đậm nét văn hóa qua từng thời kỳ như các miếu, đình, đền,… và các tập tục, lễ hội phi vật thể khác trong các cộng đồng dân cư như lễ hội cúng đình, cúng vía trời đất, đờn ca tài tử.
Trong quá trình xây dựng và phát triển địa phương trở thành một đô thị hiện đại, nhân dân huyện Long Thành có nhiều động lực để tiếp tục phát huy các truyền thống quý báu của cha ông, đây là một lợi thế để các nhà lãnh đạo hoạch định các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó việc bảo tồn văn hóa phi vật thể và các công trình văn hóa cần được quan tâm, hạn chế đời sống hiện đại của đô thị làm mai một các nét bản sắc văn hóa địa phương.
1.3. Thực trạng môi trường
Cảnh quan môi trường trên địa bàn huyện có 03 dạng cơ bản:
- Dạng cảnh quan ven sông: gồm khu vực xã Tam An chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với cây trồng chính là lúa, xã Long Phước gồm sản xuất nông nghiệp và rừng phòng hộ ngập mặn, xã Phước Thái gồm rừng phòng hộ ngập mặn và hoạt động công nghiệp.
- Dạng cảnh quan rừng: chiếm tỷ lệ lớn nhất (cây lâu năm hiện trạng năm 2020 chiếm khoảng 50% diện tích tự nhiên của huyện) thuộc các xã ở khu vực phía Đông của huyện, cây trồng chủ yếu là cây cao su do Công ty cao su Đồng Nai quản lý.
- Dạng cảnh quan khu dân cư, khu công nghiệp: trải dài từ Bắc xuống Nam theo hướng Tây – Đông dọc theo trục Quốc lộ 51, dạng cảng quan này chủ yếu là công trình xây dựng xen lẫn cây phân tán, cây trồng chủ yếu là cây ăn quả và cây tạp.
Huyện Long Thành trong những năm gần đây được xem là khu vực năng động của tỉnh về thu hút đầu tư, xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng,… do đó dạng cảnh quan môi trường trên địa bàn có những xáo trộn đáng kể như mảng xanh bị thu hẹp, lượng bụi gia tăng tại các trục đường chính và khu xây dựng, lượng rác thải tăng nhưng chưa được thu gom, xử lý triệt để. Do đó, việc sử dụng đất trong những năm tới cần xem xét duy trì mảng xanh tối thiểu, bảo vệ cảnh quan tự nhiên ven sông, rừng ngập mặn để đảm bảo sự cân bằng về môi trường tự nhiên và nhân tạo.
2. Phân tích đánh giá điều kiện kinh tế – xã hội
So với toàn tỉnh, Long Thành là huyện có nền kinh tế khá phát triển, tốc độ tăng trưởng khá cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách tích cực:
– Cơ cấu kinh tế năm 2023 đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, trong đó: ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ đã phát huy được thế mạnh của vùng KTTĐPN và của tỉnh về thu hút đầu tư, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng năm 2023 tăng 24,22%, ngành dich vụ tăng 23,32%, ngành nông – lâm nghiệp 4,61%.
Như vậy xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo sẽ ngày càng lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất. Đồng thời cũng đòi hỏi sự sắp xếp, bố trí hợp lý quỹ đẩt trên địa bàn để phù hợp với sự phát triển kinh tế, đảm bảo nhu cầu dân sinh và môi trường cũng được đảm bảo.
2.1. Ngành nông – lâm nghiệp:
Mặc dù mức đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp từ nguồn kinh phí của nhà nước còn hạn chế, nhưng nhờ tác động của các chính sách đổi mới đối với nông nghiệp – nông thôn, nên năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã được những thành quả đáng khích lệ.
- Giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản năm 2023 ước đạt 2.624,152 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 100,141%, so với cùng kỳ tăng 3,37%. Cụ thể như sau:
+ Giá trị sản xuất Nông nghiệp: đạt 2.484,391 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 100,243%, so cùng kỳ tăng 3,48%. Trong đó: Trồng trọt 1.181,295 tỷ đồng; Chăn nuôi 1.215,967 tỷ đồng; Dịch vụ nông nghiệp 87,129 tỷ đồng. Tỷ trọng chăn nuôi đạt 48,94%.
+ Giá trị sản xuất Lâm nghiệp đạt 16,881 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 99,39%, so cùng kỳ tăng 2,6%.
+ Giá trị Thủy sản đạt 125,118 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 100%, so với cùng kỳ tăng 4,46% .
* Chăn nuôi:
Trên địa bàn huyện có 100 trang trại chăn nuôi heo và 12 trang trại gia cầm. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2023: Trâu, bò 4.546 con, so kế hoạch đạt 99,89%. Heo 125.000 con, đạt 75,8% so với kế hoạch đề ra. Gia cầm 2.039.839 con, so với kế hoạch đạt 157,6%.
* Lâm nghiệp:
Triển khai thực hiện phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2019-2020; Phân công nhân sự trực phòng cháy chữa cháy rừng. Xây dựng và triển khai kế hoạch trồng cây phân tán năm 2023, có khoảng 41.951 cây các loại. Trong năm 2023, trên địa bàn huyện Long Thành không xảy ra cháy rừng.
* Thuỷ sản:
Xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc và xung điện để khai
thác thủy sản năm 2021 trên địa bàn huyện và tổ chức kiểm tra tại địa bàn các xã, thị trấn. Khảo sát hiện trạng, đề xuất nạo vét đập Sa Cá, đập dâng Bàu Tre thuộc xã Bình An, tuyến mương tổ 6 ấp Sa Cá xã Bình An.
2.2. Ngành công nghiệp – xây dựng:
Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – xây dựng thực hiện năm 2023 trên địa bàn huyện ước đạt 107.446,267 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), so với kế hoạch đạt 100,46%; so với cùng kỳ tăng 16,37%. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp (bao gồm quốc doanh, ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài) 103.469,836 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 100,47%; so với cùng kỳ tăng 16,4%; giá trị xây dựng 3.976,431 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 100,04%; so với cùng kỳ tăng 15,67%.
Về hình thành các khu công nghiệp (KCN) tập trung: hiện nay đã hình thành KCN Gò Dầu, khu công nghiệp Long Thành, khu công nghiệp An Phước, KCN Lộc An – Bình Sơn và khu công nghiệp Long Đức giai đoạn 1.
Về xây dựng các cụm công nghiệp địa phương: Trên địa bàn huyện Long Thành đã hình thành và quy hoạch các cụm công nghiệp bao gồm : cụm công nghiệp Tam An, Cụm công nghiệp xã Long Phước 1, cụm công nghiệp xã Phước Bình.
2.3. Ngành thương mại – dich vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2023 trên địa bàn huyện ước đạt 19.653,10 tỷ đồng (theo giá hiện hành), so với kế hoạch đạt 100,17%; so với cùng kỳ tăng 23,32%.
———————————
☀️. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
——————————–
1. Phone và Zalo và Viber: 036.3232.739
Web: datsach.net và datsach.com.vn
2. Youtube: Đất Sạch TV
https://www.youtube.com/@datsachtv
3. TikTok: @daotaoquyhoach
https://www.tiktok.com/@daotaoquyhoach
4. fanpage: Đất sạch TV
https://www.facebook.com/datsachtv
—————————————————–
☀️. THÔNG TIN KHÓA HỌC QUY HOẠCH:
—————————————————–
1. Khóa Học Đào Tạo Kiểm Tra (Tra Cứu) Quy Hoạch Và Đầu Tư Cơ Bản:
2. Khoá Học Tra Cứu Quy Hoạch Và Dịch Vụ Cấp Sổ, Xin Phép Xây Dựng, Hoàn Công
3. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Bằng Phần Mềm Microstation V7/V8
Xem tại đây
4. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Cơ Bản:
Xem tại đây
5. Khoá Học Dịch Vụ Hỗ Trợ Cấp Sổ:
Xem tại đây
6. Khóa Học Xin Phép Xây Dựng và Hoàn Công Nhà Đất:
Xem tại đây
7. Khóa Học Đầu Tư Nhà Đất Cơ Bản:
Xem tại đây
8. Khóa Học Quy Trình Pháp Lý Dự Án Bất Động Sản:
Xem tại đây
—————————————————–
☀️. THAM GROUP ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT VÀ CHÍNH XÁC:
—————————————————–
1. GROUP TÂY NINH CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
2. GROUP SÀI GÒN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
3. GROUP BÌNH DƯƠNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
4. GROUP VŨNG TÀU CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
5. GROUP ĐỒNG NAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
6. GROUP LONG AN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
7. GROUP BÌNH THUẬN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
8. GROUP ĐĂK LĂK CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
9. GROUP KON TUM CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
10. GROUP LÂM ĐỒNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
11. GROUP GIA LAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
12. GROUP BÌNH PHƯỚC CHECK QH – datsach.net
—————————————————–
☀️. CÁC GROUP CHIA SẺ CHO TẶNG FILE QUY HOẠCH MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC:
—————————————————–
1. Nhóm Cho Tặng Bản Đồ Quy Hoạch Miễn Phí Toàn Quốc
2. Chia Sẻ Thông Tin Quy Hoạch
3. Chia Sẻ File Quy Hoạch Toàn Quốc
4. Wedsite Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF của 63 Tỉnh Thành
5. Nhóm FB Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF và KMZ của 63 Tỉnh Thành