BẢN ĐỒ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN NHƠN TRẠCH

Hồ sơ công bố, công khai

– Quyết định số 3520/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh, tải tại đây.

– Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Biên Hòa;, tải tại đây.

– Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Long Khánh., tải tại đây.

– Bản đồ Khu vực chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024, tải tại đây.

Thời điểm, thời hạn công bố, công khai

– Thời điểm công bố, công khai thực hiện trước ngày 14/01/2024;

– Thời gian công bố, công khai đến hết năm 2024;

Link tải file KMZ/KML năm 2024 của toàn tỉnh Đồng Nai, tải tại đây

BẢN ĐỒ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN NHƠN TRẠCH

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

1.  Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên

  • Vị trí địa lý

Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai. Có tổng diện tích tự nhiên là 37.677,88 ha, gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó thị trấn Hiệp Phước là trung tâm hành chính của huyện. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Long Thành;
  • Phía Bắc và Tây Bắc giáp Quận 2 và Quận 9 TP HCM;
  • Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Mỹ Xuân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;
  • Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Giờ thành phố

Huyện Nhơn Trạch nằm tại trung tâm của khu vực tam giác trọng điểm phát triển kinh tế và đô thị (TP HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu) nên huyện có nhiều lợi thế để phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, đặc biệt thuận lợi để mở rộng khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Đây đồng thời cũng là sức ép rất lớn đối với việc định hướng sử dụng đất của huyện, đặc biệt trong phân bổ cơ cấu sử dụng đất hợp lý để khai thác các tiềm năng sẵn có khác, đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi ngoài đường cao tốc TP HCM Long Thành – Dầu Giây đã được đầu tư và đi vào hoạt động, các tuyến đường như đường cao tốc liên vùng phía nam Long Thành – Bến Lức, đường vành đai 3, đường 25C đang tiếp tục được đầu tư, ngoài ra hai tuyến tỉnh lộ 25B và 769 chạy dọc theo chiều dài huyện góp phần thúc đẩy phát triển thông thương, giao lưu kinh tế giữa các huyện của tỉnh và với các tỉnh khác; Từ những điều kiện thuận lợi về vị trí nên huyện được quy hoạch là hạt nhân phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.2.   Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Nhơn Trạch tương đối đơn giản mang đặc thù của vùng đồng bằng ven biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Diện tích đất canh tác nông nghiệp tương đối lớn nhưng hiệu quả đem lại không cao do phần lớn đất bị nhiễm phèn, mặn ở dưới tầng sâu; tầng đất mặt ở khu vực cao hơn phần lớn lại là đất xám lại có lượng sét lẫn sạn sỏi tương đối lớn nên nghèo dinh dưỡng. Nền địa chất của khu vực tương đối vững chắc, địa hình dạng bằng phẳng nên rất phù hợp xây dựng. Địa hình phân thành 2 dạng chủ yếu:

  • Dạng địa hình cao;
  • Dạng địa hình thấp, trũng, ngập nước.

1.3.   Khí hậu

Nhơn Trạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cực đoan lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất.

+ Nhiệt độ: Có nền nhiệt độ cao đều quanh năm và khá ổn định, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 – 260C. Biên độ nhiệt trong mùa mưa đạt 5,5 – 80C, trong mùa khô đạt 5 – 120C.

+ Lượng mưa: trung bình khoảng 1.800 – 2.000 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều tạo nên hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm, trong đó các tháng 8, 9, 10 có lượng mưa cao nhất; có tháng lượng mưa lên đến 500 mm. Các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa trong năm. Có một số tháng hầu như không có mưa như tháng 1 và tháng 2.

+ Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78 – 82%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85 – 93%. Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72 – 82%. Độ ẩm cao nhất 95%, thấp nhất 50%.

Tuy nhiên, với diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp cũng là một thách thức cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

1.4.   Thủy văn

Huyện Nhơn Trạch có nhiều sông suối lớn, sông còn là ranh giới với các huyện xung quanh. Phía Bắc và phía Tây có sông Đồng Nai, sông Cái và sông Nhà Bè, các sông này đều chảy thông với nhau (sông Cái là một nhánh của sông Đồng Nai nối với sông Nhà Bè) và thông ra sông Lòng Tàu (phía Tây Nam). Thượng nguồn sông Thị Vải nằm về phía Đông Nam của huyện. Sông Đồng Tranh nối với sông Thị Vải và sông Lòng Tàu làm thành ranh giới phía Nam với huyện Cần Giờ. Sông Cầu Trai chạy song song với sông Nhà Bè, sông Cầu Trai nối nhánh với sông Nhà Bè và sau đó lại đổ vào sông Nhà Bè. Sông Phước Lý và rạch Ông Kèo nối liền với nhau chạy song song với sông Nhà Bè ở phía Tây huyện Nhơn Trạch, sông Phước Lý – Ông Kèo nối nhánh với sông Cái.

Sông Đồng Nai: Nằm phía Bắc huyện Nhơn Trạch, sâu 5-7m, rộng 500- 700m. Sông còn có một nhánh nhỏ là sông Cái đi vòng quanh cù lao Ông Cồn sát phía Bắc của huyện Nhơn Trạch. Trên sông Cái có cảng Hải quân phục vụ cho mục đích quân sự. Sông Nhà Bè sâu 10m, rộng 1000m, nằm phía Tây huyện Nhơn Trạch, nối với các đô thị khác trên hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn – Nhà Bè. Sông Lòng Tàu sâu 10m, rộng 500-700m nằm ở phía Tây Nam huyện Nhơn Trạch nối sông Nhà Bè với Vũng Tàu. Sông Đồng Tranh sâu 5-7m rộng 400m nằm ở phía Nam huyện. Phía Đông Nam huyện Nhơn Trạch là sông Thị Vải, sông có độ sâu trên 12m, rộng 500m.

2.  Đặc điểm các nguồn tài nguyên

  1. Tài nguyên đất

Theo phân loại của FAO/UNESCO thì toàn huyện có 4 nhóm đất chính và 10 đơn vị đất như sau:

– Nhóm đất phù sa 19.729,7 ha, phân bố ở vùng thấp phía Bắc, phía Đông và Nam huyện. Trong nhóm đất này có 3.868,3 ha đất phèn tiềm tàng sâu, không hoặc ít bị ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch mặn, là nơi trồng hai vụ lúa chắc; đất phèn tiềm tàng sâu mặn 4.194,3 ha, phân bố trong khu vực thủy lợi Ông Kèo; đất mặn trung bình do nước mạch mặn hoặc do tồn dư muối trong đất chưa bị rửa trôi hết, hiện cấy một vụ lúa mùa mưa.

Phần đất còn lại bị mặn tràn do thủy triều, hàm lượng muối trong đất rất cao, khoảng 0,2% Cl ở lớp đất mặt và trên 1% ở lớp đất sâu. Đất này dành cho lâm nghiệp trồng rừng ngập mặn.

– Nhóm đất gley phèn 1.137,5 ha, phân bố ven chân đồi ở xã Vĩnh Thanh và Hiệp Phước. Ở xã Vĩnh Thanh các lớp đất mặt là phù sa, các lớp dưới là cát biển, lớp phủ dày mỏng tùy thuộc gần hay xa chân đồi gò; trong khi đó ở xã Hiệp Phước thì ngược lại, phần đất mặt là do rửa trôi, xói mòn ở trên đồi gò đưa xuống có thành phần cơ giới thô, các phần dưới có nguồn gốc là phù sa phèn, cơ giới trung bình có lẫn xác thực vật. Đây là vùng sản xuất lúa năng suất cao, hầu hết cấy lúa 2 vụ, một số nơi trồng 3 vụ.

  • Nhóm đất cát biển 613,0 ha; phân bố ở xã Phước An và một phần xã Long Thọ. Nguồn gốc do cát biển hình thành; phần lớn diện tích này bỏ hoang hoặc khai thác cát cho xây dựng, một số nơi trồng điều, cây ăn trái, hoa màu.
  • Nhóm đất xám chiếm toàn bộ vùng đồi gò của huyện, diện tích 12.585,2 ha. Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ và có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tỷ lệ cát khoảng 75-80%, tầng đất dày trên 1m; độ dốc hầu hết dưới 30 trừ một ít diện tích ven sườn đồi phía Bắc và phía Đông trên 80. Nhóm đất này thích hợp cho cây dài ngày, hoa màu và cũng rất thích hợp cho xây dựng; riêng 1.673 ha đất vùng thấp hơn xung quanh hoặc ở chân sườn đồi tiếp giáp với nhóm đất phù sa, các tầng đất dưới bị gley, thích hợp với 2 vụ lúa trong mùa mưa hoặc 1 màu 1 lúa.

b.  Tài nguyên nước

  • Nước mặt: Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp chủ yếu từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai, tuy nhiên phần lớn đều bị nhiễm phèn, mặn nên khả năng sử dụng không cao.
  • Nước ngầm: Theo tài liệu khảo sát của Liên đoàn Địa chất – thủy văn 8 cho thấy, nguồn nước ngầm tại vùng Long Thành – Nhơn Trạch khá phong phú. Chất lượng nước được đánh giá khá tốt, độ mặn <100 mg/l (riêng khu vực xã Phước Khánh nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn) và hàm lượng sắt không lớn (2- 5 mg/l). Các tầng chứa nước ngầm ở Nhơn Trạch gồm 4 tầng cụ thể: tầng chứa nước Holocen (QIV), tầng chứa nước Pleistocen (QII-III), tầng chứa nước Pleistocen (QI), tầng chứa nước Pliocen (N2).

Nhìn chung các khu vực ven sông như: Phước Khánh, Đại Phước, Phú Hữu,… có nguồn nước ngầm khá lớn nhưng lại bị nhiễm mặn, khả năng đưa vào khai thác sử dụng cho sinh hoạt bị hạn chế. Ở khu vực địa hình cao, lượng nước ngầm có trữ lượng lớn, không bị nhiễm mặn nhưng hiện nay lại bị khai thác tràn lan do việc cung cấp nước máy cho nhu cầu sinh hoạt còn hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đầu tư hệ thống cấp nước để giải quyết triệt để nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.

Riêng khu vực đồi gò thấp ở các xã trung tâm thì nguồn nước ngầm không bị nhiễm phèn mặn nhưng độ sâu khai thác lớn. Trong tình hình hiện nay, mật độ dân cư ngày càng tăng cao nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt rất lớn, trong khi đó việc khai thác nguồn nước phục vụ sinh hoạt trong các khu dân cư hiện nay phần lớn là tự phát, nếu không có các biện pháp quản lý việc khai thác nước ngầm thì nguy cơ ảnh hưởng đến dòng chảy của các tầng chứa nước và khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm là không nhỏ.

c.  Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, diện tích đất rừng của huyện là 4.273,74 ha. Như vậy diện tích rừng của huyện không nhiều và chủ yếu là rừng ngập mặn, tập trung nhiều nhất ở phía Nam huyện thuộc xã Long Thọ, Phước An chiếm 11,65% diện tích tự nhiên của huyện, là khu vực do Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành quản lý; có tác dụng hạn chế khả năng xâm nhập mặn vào các vùng sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó cũng phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ.

d.   Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện tương đối hạn chế về chủng loại, nguồn khoáng sản chủ yếu là cát, sét gạch ngói. Trữ lượng dự báo các loại khoáng sản được đánh giá thuộc loại rất triển vọng cát xây dựng 31,9 triệu m3 (Đồng Mu Rùa) tập trung chủ yếu ở dải trầm tích Kainozoi từ Long Thành đến Nhơn Trạch, sét gạch ngói 167 triệu m3 (Vũng Gấm).

e.   Tài nguyên nhân văn

Nhân dân huyện Nhơn Trạch có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, luôn phấn đấu xây dựng và phát triển địa phương phù hợp với nhịp điệu chung của xã hội; trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những đặc tính đó luôn được phát huy và ghi nhận trong đời sống xã hội bằng những công trình mang đậm nét văn hóa qua từng thời kỳ như miếu, đình, đền… Các di tích lịch sử được tỉnh công nhận như khu di tích Địa đạo Nhơn Trạch, bia tưởng niệm Giồng Sắn…và các tập tục, lễ hội phi vật thể trong các công đồng dân cư.

Để xây dựng địa phương trở thành trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của khu vực, nhân dân huyện Nhơn Trạch có nhiều động lực để tiếp tục phát huy các truyền thống quý báu của cha ông. Bên cạnh đó việc bảo tồn văn hóa phi vật thể và các công trình văn hóa cần được quan tâm, hạn chế tác động của đời sống hiện đại của đô thị làm mai một các nét văn hóa địa phương.

3.  Về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

  1. Về kinh tế:

Theo số liệu thống kê của huyện Nhơn Trạch năm 2022 thì ngành công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện, sản xuất công nghiệp luôn giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng năm 2022 ước đạt 186.222 tỷ đồng, tăng 17,64% so với cùng kỳ; thương mại – dịch vụ có xu hướng tăng trở lại sau dịch bệnh Covid được kiểm soát và phát triển khá tốt. Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện ổn định, đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân. Đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn huyện năm 2022, ban hành kế hoạch triển khai thực Chương trình hành động phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp sản áp dụng tái cơ cấu với mục đích hướng tới khai thác hiệu quả quỹ đất sản xuất và phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2022 đến nay trên địa bàn huyện đã thực hiện sản xuất với diện tích là 6.604 ha/6.574 ha, đạt 100,4% kế hoạch đề ra năm 2022, so với cùng kỳ năm đạt 99,5 %, giảm 0,4%.

b.   Về dân số:

Theo Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2021, huyện Nhơn Trạch có dân số trung bình là 271.610 người chiếm 10,61% dân số trung bình của tỉnh Đồng Nai, trong đó: Dân số thành thị là 58.810 người, dân số nông thôn là 214.700 người. Mật độ dân số của huyện là 721 người/km2 và là huyện có mật độ dân số khá cao so với toàn tỉnh.

c.  Về đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2021, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 37.678 ha, trong đó đất nông nghiệp 22.789 ha, đất phi nông nghiệp 14.889 ha.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được tỉnh nói chung và huyện nói riêng quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, trong đó:

  • Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất: Hiện nay, UBND huyện đã thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện theo đúng quy định của pháp luật đất đai và đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 5367/QĐ-UBND ngày 31/12/2021.

– Đối với công tác lập kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Luật đất đai năm 2013, từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện theo đúng quy định của pháp luật đất đai.

———————————

☀️. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

——————————–

1. Phone và Zalo và Viber: 036.3232.739
Web: datsach.net và datsach.com.vn
2. Youtube: Đất Sạch TV
https://www.youtube.com/@datsachtv
3. TikTok: @daotaoquyhoach
https://www.tiktok.com/@daotaoquyhoach
4. fanpage: Đất sạch TV
https://www.facebook.com/datsachtv

—————————————————–

☀️. THÔNG TIN KHÓA HỌC QUY HOẠCH:

—————————————————–
1. Khóa Học Đào Tạo Kiểm Tra (Tra Cứu) Quy Hoạch Và Đầu Tư Cơ Bản:

Xem tại đây

2. Khoá Học Tra Cứu Quy Hoạch Và Dịch Vụ Cấp Sổ, Xin Phép Xây Dựng, Hoàn Công

Xem tại đây

3. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Bằng Phần Mềm Microstation V7/V8
Xem tại đây

4. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Cơ Bản:
Xem tại đây
5. Khoá Học Dịch Vụ Hỗ Trợ Cấp Sổ:
Xem tại đây
6. Khóa Học Xin Phép Xây Dựng và Hoàn Công Nhà Đất:
Xem tại đây
7. Khóa Học Đầu Tư Nhà Đất Cơ Bản:
Xem tại đây
8. Khóa Học Quy Trình Pháp Lý Dự Án Bất Động Sản:
Xem tại đây

—————————————————–

☀️. THAM GROUP ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT VÀ CHÍNH XÁC:

—————————————————–

1. GROUP TÂY NINH CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

2. GROUP SÀI GÒN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

3. GROUP BÌNH DƯƠNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

4. GROUP VŨNG TÀU CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

5. GROUP ĐỒNG NAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

6. GROUP LONG AN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

7. GROUP BÌNH THUẬN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

8. GROUP ĐĂK LĂK CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

9. GROUP KON TUM CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

10. GROUP LÂM ĐỒNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

11. GROUP GIA LAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

12. GROUP BÌNH PHƯỚC CHECK QH – datsach.net

Tham gia tại đây

—————————————————–

☀️. CÁC GROUP CHIA SẺ CHO TẶNG FILE QUY HOẠCH MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC:

—————————————————–

1. Nhóm Cho Tặng Bản Đồ Quy Hoạch Miễn Phí Toàn Quốc

Tham gia tại đây

2. Chia Sẻ Thông Tin Quy Hoạch

Tham gia tại đây

3. Chia Sẻ File Quy Hoạch Toàn Quốc

Tham gia tại đây

4. Wedsite Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF của 63 Tỉnh Thành

Tham gia tại đây

5. Nhóm FB Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF và KMZ của 63 Tỉnh Thành

Tham gia tại đây

5/5 - (1 bình chọn)