BẢN ĐỒ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN THỐNG NHẤT

Hồ sơ công bố, công khai

– Quyết định số 3522QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh, tải tại đây.

– Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Biên Hòa;, tải tại đây.

– Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Long Khánh., tải tại đây.

– Bản đồ Khu vực chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024, tải tại đây.

Thời điểm, thời hạn công bố, công khai

– Thời điểm công bố, công khai thực hiện trước ngày 14/01/2024;

– Thời gian công bố, công khai đến hết năm 2024;

Link tải file KMZ/KML năm 2024 của toàn tỉnh Đồng Nai, tải tại đây

BẢN ĐỒ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN THỐNG NHẤT

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI

  1. Đặc điểm tự nhiên

a.   Vị trí địa lý

Huyện Thống Nhất có tổng diện tích tự nhiên là 24.852,85 ha với 10 đơn vị hành chính xã, thị trấn trực thuộc, vị trí địa lý thuộc trung tâm của tỉnh và địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Định Quán;
  • Phía Đông giáp thành phố Long Khánh;
  • Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành;
  • Phía Tây giáp huyện Trảng Bom.

Huyện Thống Nhất có vị trí địa lý nằm trung tâm của tỉnh Đồng Nai, nằm ở vùng phụ cận sân bay Long Thành, là điểm giao của các trục giao thông quan trọng như: Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, đường sắt Bắc – Nam, tỉnh lộ 769, tỉnh lộ 762,… sắp tới là cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, tỉnh lộ 770B, tỉnh lộ 780B, tỉnh lộ 763B, đường Vành đai 4, đường Trảng Bom – Xuân Lộc … là vị trí thuận lợi để thu hút kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án và là điều kiện để thu hút người dân từ khắp mọi nơi về sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện.

b.   Địa hình

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, thoải và lượn sóng, có hướng dốc chính nghiêng dần từ bắc xuống nam, đất đai của huyện có nguồn gốc phát sinh từ đá mẹ Bazan phân bổ trên địa hình tương đối bằng phẳng, được phân thành 4 nhóm đất với 6 loại đất, nhưng có 02 nhóm đất chiếm hầu hết diện tích là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất đen, chiếm tới 94,73% tổng diện tích tự nhiên; 02 nhóm còn lại có diện tích nhỏ nhất là nhóm đất tầng mỏng và nhóm đất đá bọt. Với địa hình ít dốc, tầng đất dày, hàm lượng đạm, lân, kali và mùn cao cũng là một lợi thế để huyện hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp và phát triển các loại cây trồng có giá trị cao, thích hợp với phát triển cây lâu năm như cao su, tiêu, cà phê, cây ăn trái.

c.   Khí hậu

Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:

  • Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa 2139 mm/năm chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1100 – 1400 mm/năm.
  • Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm. Bên cạnh đó, mùa khô có gió mùa đông bắc, mang đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng cũng như sinh hoạt.
  • Nhiệt độ trung bình trong năm là: 26 – 270C, nhiệt độ trung bình cao nhất: 34 – 350 Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 16 – 180C. Biến thiên nhiệt độ, trong mùa mưa từ 5,5 – 80C; mùa khô từ 5 – 120C.
  • Độ ẩm nhỏ nhất: 40% (vào tháng 3), độ ẩm lớn nhất: 86%, độ ẩm trung bình: 64,8% (vào tháng 8).
  • Lượng mưa trong mỗi cơn mưa khá lớn nhưng thời gian mưa của mỗi cơn không kéo dài, thường kèm theo gió lớn. Lượng mưa lớn nhất là 353,7mm (mùa mưa). Do vậy thường gây hạn cục bộ vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa.
  • Lượng mưa nhỏ nhất : 15,7 mm (tháng 1 và 2), lượng mưa lớn nhất 353,7 mm (tháng 9), lượng mưa trung bình : 158,2 mm. Số ngày mưa trong năm khoảng : 159 ngày.
  • Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.600 – 2.700 giờ/năm, trong đó mùa khô chiếm 50 – 60% số giờ nắng trong năm, tổng tích ôn trung bình 94900C và phân bố đồng đều theo mùa nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển và đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới.
  • Bức xạ trung bình trong năm khoảng: 11,7 kcal/cm2/tháng, bức xạ cao nhất: 14,2 kcal/cm2/tháng, bức xạ thấp nhất: 14,2 kcal/cm2/tháng.
  • Lượng nước bốc hơi trung bình trong năm từ 1.100 – 1.300 mm/năm, có khả năng đạt 800 mm/năm, trung bình tối đa trong tháng là 120 – 250 mm/tháng, tối thiểu là 40 – 70 mm/tháng.
  • Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động lên quá trình lan truyền các chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được vận chuyển đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch. Tốc độ gió nhỏ hoặc gió lặng thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải. Với đặc điểm khí hậu nêu trên, hầu hết cây trồng – vật nuôi đều thiếu nước trong mùa khô. Trong quy hoạch cần quan tâm đến việc khai thác các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất.

d.   Thuỷ văn

Toàn huyện nằm trong lưu vực sông Đồng Nai, có 03 chi lưu của sông Đồng Nai chảy qua là: suối Tam Bung, suối Sông Thao và suối Sông Nhạn.

  • Suối Tam Bung: Là chi lưu lớn của sông La Ngà. Đoạn suối thuộc ranh giới phía Đông Bắc của huyện, bắt nguồn từ đồi Đông và đồi Soklu, theo hướng Nam Bắc – Tây Đông. Suối Tam Bung là hợp nhất của nhiều nhánh suối nhỏ nằm trên địa bàn như: Suối Hai Cô, suối Đức Long, suối Cầu Cường, suối Huệ Mai, suối Đục, suối Đá … Diện tích lưu vực khoảng 77,40 Km2. Tổng chiều dài nhánh chính khoảng 21,50 Km. Suối Tam Bung sau đó đổ vào sông La Ngà tại xã Phú Túc, huyện Định Quán.
  • Suối Sông Thao: Nằm ngoài ranh giới huyện là hợp nhất của 02 nhánh suối chính trên địa bàn như: Suối Gia Nhạn và suối Gia Đức đều bắt nguồn từ đồi Đông theo hướng Đông Tây. Diện tích lưu vực khoảng 41,60 Km2, Tổng chiều dài nhánh chính khoảng 12,30 Km. Sau đó, sông đổ trực tiếp ra sông Đồng Nai (tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu).
  • Suối Sông Nhạn: Đoạn suối thuộc ranh giới phía Đông Nam và phía Nam của huyện, bắt nguốn từ đồi Đông, xã Bàu Hàm 2 theo hướng Bắc Nam – Đông Tây. Suối Sông Nhạn là hợp nhất của nhiều nhánh suối nhỏ thuộc địa bàn, như: Suối Bí, suối Công An, … Diện tích lưu vực khoảng 60,60 Km2. Tổng chiều dài nhánh chính khoảng 31,70 Km. Ở hạ lưu suối Sông Nhạn sau đó được sát nhập vào rạch Bến Gỗ đổ vào Sông Buông, sau đó đổ vào sông Đồng Nai, tại phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa.

Ngoài các suối nêu trên, trong khu vực quy hoạch còn có các suối nhỏ, lưu lượng không đáng kể, mùa khô thường cạn kiệt. Có hồ thủy điện Trị An ở phía Bắc huyện. Hồ Trị An: diện tích lưu vực F hồ = 323 Km2, dung tích chứa Vc = 2.740 Tr.m3, dung tích hữu ích Vhi =2.540Tr.m3, mực nước cao nhất Hmax = +62,99m, mực nước thấp nhất Hmin = +48,00m. Hồ Trị An có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều tiết nước của hệ thống sông Đồng Nai trong mùa lũ và mùa khô; đồng thời là nơi cấp nguồn nước thô, để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất của huyện Thống Nhất và một số huyện lân cận như: Long Khánh, Định Quán.

2.  Các nguồn tài nguyên

  1. Tài nguyên đất

Theo bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam xây dựng theo phân loại của FAO-UNESCO, đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất được hình thành trên đá mẹ bazan có độ phì nhiêu tương đối khá, được phân loại theo các nhóm như sau:

* Nhóm đất đá bọt (Andosols – AN): diện tích nhỏ nhất với 65,68 ha, chiếm 0,26% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung quanh miệng núi lửa Võ Dõng. Đất có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua. (pHH2O= 6,5- 7,0, pHKCL= 5,5-5,6); đạm, lân tổng số và mùn giàu, nhưng do phân bố trên địa hình dốc nên đất bị rửa trôi mạnh. Mặt khác, loại đất này có tỷ lệ đá lẫn cao (60

  • 90%) nên không có khả năng cơ giới hóa khâu làm đất.
    • Nhóm đất đỏ vàng (Ferralsols – FR): diện tích cao nhất với 12.241,67 ha, chiếm 49,26% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi thấp và lượn sóng của xã Xuân Thiện, Bàu Hàm 2 và thị trấn Dầu Giây. Đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua (pHH2O= 5-6, pHKCL= 4-5); đạm, lân tổng số và mùn khá giàu, nhưng nghèo kali. Đây là loại đất đồi núi tốt nhất nước ta, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu và các loại cây ăn quả lâu năm.
    • Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols – LP): diện tích 170,97 ha, chiếm 0,69% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở đỉnh núi Sóc Lu, thảm thực vật che phủ kém, quá trình bào mòn bề mặt xảy ra mạnh, nên tầng đất canh tác mỏng < 30 cm, có nhiều kết von và đá lẫn, ít thích hợp cho sử dụng các mục đích nông nghiệp.
    • Nhóm đất đen (Luvisols – LV): diện tích 11.432,84 ha chiếm 46,00% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực quanh các núi lửa thuộc xã Gia Kiệm, Quang Trung và một phần ở xã Hưng Lộc và xã Lộ 25. Đất có thành phần cơ giới trung bình, độ chua trong đất từ ít chua đến trung tính, pHKCL= 5,0 – 6,5; đạm, lân tổng số và mùn giàu, có nhiều đá lộ đầu và đá phiến, tỉ lệ sử dụng đất thấp, hầu như không có khả năng cơ giới hóa. Hiện trạng trồng chuối trên địa hình cao. Ngoài ra một phần diện tích trồng các loại cây hàng năm như thuốc lá, bắp, bông vải, đậu đỗ các loại,… Trên địa hình bằng thấp có thể sử dụng cho trồng lúa nước hoặc canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ màu.

Nhìn chung, chất lượng đất đai trên địa bàn huyện rất thích hợp cho trồng cây lâu năm. Hầu hết đất được hình thành từ đá bazan nên khá thuận lợi cho xây dựng nền móng các công trình cơ sở hạ tầng.

b.   Tài nguyên nước

Nguồn cung cấp nước mặt chính là Hồ Trị An và một số suối lớn như: suối Sông Nhạn, suối Gia Rung và suối Gia Đức. Tổng lưu lượng dòng chảy của hệ thống này đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của huyện.

Nguồn nước ngầm tầng nông trên địa bàn Huyện khá hạn chế, đặc biệt là khu vực phía nam (lưu lượng khai thác nhỏ: Q= 0,5-20 lít/s), nhưng chất lượng nước khá tốt so với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Nguồn nước ngầm tầng sâu có lưu lượng khá hơn nhưng khai thác gặp khó khăn do nhiều nơi phải khoan qua tầng đá tảng xuất hiện nông. Qua khảo sát các giếng khoan, độ sâu xuất hiện tầng nước ngầm ở khu vực thuận lợi là từ 30-40m, nơi kém thuận lợi là 50-60m.

Nhìn chung, nguồn nước mặt hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất sẽ khó đáp ứng nhu cầu cho thâm canh, tăng năng suất trên địa bàn sản xuất cây hàng năm, các khu công nghiệp, cần có phương án xây dựng dựng thêm các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập dâng trên địa bàn huyện kết hợp với đưa nước từ bên ngoài vào mới đáp ứng được nhu cầu nước cho phát triển công nghiệp và đô thị trong tương lai.

c.   Tài nguyên rừng

Diện tích và trữ lượng rừng của huyện trong những năm qua có xu hướng giảm dần, phân bố chủ yếu ở xã Gia Tân 1. Các khu vực núi cao hầu như không còn rừng, thay vào đó là chuối, điều và một số cây lâu năm khác. Tuy tỷ lệ che phủ rừng không đáng kể nhưng hiện có tới 72% diện tích của huyện được che phủ bằng cao su, cây ăn quả lâu năm và cây lâu năm khác đã có tác động tích cực đến việc hạn chế tình trạng rửa trôi, xói mòn đất, phục hồi nguồn nước ngầm tầng nông và cải thiện tiểu khí hậu.

d.   Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn huyện tuy không phong phú về chủng loại, chủ yếu đá và đất sỏi sạn với trữ lượng lớn. Trong đó, đất sỏi sạn được khai thác để làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thông, san lấp mặt bằng. Đá ở khu vực núi Sok Lu có trữ lượng khoảng 133 triệu m3, chất lượng đá trung bình, hiện đang được khai thác. Dự báo nhu cầu sử dụng đá và đất trong thời gian tới sẽ còn tăng, nhất là đá sỏi sạn phục vụ cho san lấp mặt bằng xây dựng các khu dân cư đô thị ở Tp. Hồ Chí Minh và các công trình giao thông trong vùng

đ. Tài nguyên nhân văn

Tỉnh Đồng Nai có lịch sử phát triển khá dài và từ lâu đã trở thành địa danh nổi tiếng trong cả nước. Nhưng riêng địa bàn huyện Thống Nhất, dân cư mới phát triển nhanh từ sau năm 1954 khi tiếp nhận luồng di cư từ miền Bắc vào. Đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay, trên địa bàn huyện đã hội tụ được nhiều luồng dân cư đến từ mọi miền đất nước. Đến năm 2020, với dân số toàn huyện là 164.541 người, đồng bào có đạo chiếm 87,23% (đạo công giáo chiếm 72,63%), có 28 dân tộc (dân tộc Kinh chiếm 95,93%) tổng dân số toàn huyện. Sự đa dạng về tôn giáo và dân tộc đã hình thành nên tính đa dạng về kiến trúc nhà thờ, đền chùa và các hình thức lễ hội. Trong quá trình phát triển, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã hình thành khối đoàn kết dân tộc vững chắc, giáo lương thuận hoà, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng giao thương, xây dựng thôn ấp theo hướng văn minh, hiện đại. Đến nay, mặt bằng dân trí trên địa bàn huyện khá cao, người dân rất năng động trong phát triển kinh tế và nhạy bén với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tích tụ quy mô sản xuất; nhiều tuyến dân cư có mức độ đô thị hoá khá cao, vừa tạo bản sắc riêng cho dân cư trên địa bàn huyện, vừa phong phú hoá sinh hoạt đời sống tinh thần, về lâu dài có thể khai thác nét đặc sắc này vào phát triển du lịch.

e.   Tài nguyên du lịch

Thống Nhất tuy không có nhiều cảnh quan đặc sắc để tạo nên thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng với hệ thống các giá trị văn hóa lịch sử, các vùng cảnh quan phong phú đa dạng là tiềm năng quan trọng khai thác phát triển dịch vụ du lịch, nhất là khai thác lợi thế du lịch sinh thái kết hợp du lịch tâm linh (Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi).

Hiện nay, trên địa bàn huyện đang xây dựng một số dự án du lịch để thu hút đầu tư tại địa bàn các xã Hưng Lộc, Gia Tân 1; đây là những khởi động bước đầu cho đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.

3.   Về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

  • Về kinh tế: Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ; Quyết định số 3438/QĐ-UBND, 3439/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh; Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 27/12/2022 của Huyện ủy, Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 17/12/2022 của HĐND huyện khóa XII – kỳ họp thứ 8 về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH, QP-AN năm 2023; UBND huyện đã cụ thể hóa các chỉ đạo của cấp trên thành các Chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể để tổ chức thực hiện và giao chỉ tiêu thực hiện đến từng cơ quan, đơn vị; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu của HĐND huyện, xã đã đề ra. Trong giai đoạn 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ổn định và bền vững, cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch đúng hướng, trong đó: giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng 22,2%; giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ tăng 20,35%; giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản tăng 3,12%. Trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng suy thoái toàn cầu, tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, giá nông sản không ổn định, bất lợi cho người sản xuất, nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội ngày càng khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn duy trì ở mức khá và cao hơn so với tăng trưởng chung của tỉnh.
  • Về dân số: Theo Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2022, dân số trung bình huyện Thống Nhất năm 2022 là 169.323 người, chiếm 5,20% dân số trung bình của tỉnh Đồng Nai, trong đó: dân số thành thị là 20.996 người, dân số nông thôn là 148.327 người. Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn toàn huyện, với mật độ dân số là khoảng 681,3 người/Km2. Mật độ dân số tập trung cao tại thị trấn Dầu Giây với khoảng 1.472 người/Km2. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm 30,4%, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm 30,9% và tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ chiếm 38,7%.
  • Về đất đai: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2022, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 24.852,85 ha, trong đó đất nông nghiệp 21.035,16 ha, đất phi nông nghiệp 817,69 ha.
  • Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được tỉnh nói chung và huyện nói riêng quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, trong đó:
  • Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Thống Nhất đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 5370/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 theo đúng quy định của pháp luật đất đai.
  • Đối với công tác lập kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Luật đất đai năm 2013, từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện theo đúng quy định của pháp luật đất đai.

———————————

☀️. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

——————————–

1. Phone và Zalo và Viber: 036.3232.739
Web: datsach.net và datsach.com.vn
2. Youtube: Đất Sạch TV
https://www.youtube.com/@datsachtv
3. TikTok: @daotaoquyhoach
https://www.tiktok.com/@daotaoquyhoach
4. fanpage: Đất sạch TV
https://www.facebook.com/datsachtv

—————————————————–

☀️. THÔNG TIN KHÓA HỌC QUY HOẠCH:

—————————————————–
1. Khóa Học Đào Tạo Kiểm Tra (Tra Cứu) Quy Hoạch Và Đầu Tư Cơ Bản:

Xem tại đây

2. Khoá Học Tra Cứu Quy Hoạch Và Dịch Vụ Cấp Sổ, Xin Phép Xây Dựng, Hoàn Công

Xem tại đây

3. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Bằng Phần Mềm Microstation V7/V8
Xem tại đây

4. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Cơ Bản:
Xem tại đây
5. Khoá Học Dịch Vụ Hỗ Trợ Cấp Sổ:
Xem tại đây
6. Khóa Học Xin Phép Xây Dựng và Hoàn Công Nhà Đất:
Xem tại đây
7. Khóa Học Đầu Tư Nhà Đất Cơ Bản:
Xem tại đây
8. Khóa Học Quy Trình Pháp Lý Dự Án Bất Động Sản:
Xem tại đây

—————————————————–

☀️. THAM GROUP ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT VÀ CHÍNH XÁC:

—————————————————–

1. GROUP TÂY NINH CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

2. GROUP SÀI GÒN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

3. GROUP BÌNH DƯƠNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

4. GROUP VŨNG TÀU CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

5. GROUP ĐỒNG NAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

6. GROUP LONG AN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

7. GROUP BÌNH THUẬN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

8. GROUP ĐĂK LĂK CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

9. GROUP KON TUM CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

10. GROUP LÂM ĐỒNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

11. GROUP GIA LAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

12. GROUP BÌNH PHƯỚC CHECK QH – datsach.net

Tham gia tại đây

—————————————————–

☀️. CÁC GROUP CHIA SẺ CHO TẶNG FILE QUY HOẠCH MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC:

—————————————————–

1. Nhóm Cho Tặng Bản Đồ Quy Hoạch Miễn Phí Toàn Quốc

Tham gia tại đây

2. Chia Sẻ Thông Tin Quy Hoạch

Tham gia tại đây

3. Chia Sẻ File Quy Hoạch Toàn Quốc

Tham gia tại đây

4. Wedsite Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF của 63 Tỉnh Thành

Tham gia tại đây

5. Nhóm FB Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF và KMZ của 63 Tỉnh Thành

Tham gia tại đây

5/5 - (1 bình chọn)