Hồ sơ công bố, công khai
– Quyết định số 3521/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh, tải tại đây.
– Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Biên Hòa;, tải tại đây.
– Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Long Khánh., tải tại đây.
– Bản đồ Khu vực chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024, tải tại đây.
Thời điểm, thời hạn công bố, công khai
– Thời điểm công bố, công khai thực hiện trước ngày 14/01/2024;
– Thời gian công bố, công khai đến hết năm 2024;
Link tải file KMZ/KML năm 2024 của toàn tỉnh Đồng Nai, tải tại đây
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
4.1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, huyện Trảng Bom có tổng diện tích tự nhiên là 32.724 ha, chiếm 5,58% diện tích tự nhiên của tỉnh, với 17 đơn vị hành chính gồm: 16 xã và 01 thị trấn. Có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu;
- Phía Đông giáp huyện Thống Nhất;
- Phía Nam giáp huyện Long Thành;
- Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa.
Vị trí của huyện Trảng Bom có những lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của huyện, đặc biệt là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông Quốc gia như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, đường sắt Bắc Nam, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây nối huyện với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi để thu hút đầu tư bên ngoài hình thành các khu và cụm công nghiệp, giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội.
- Địa hình
Huyện Trảng Bom có độ cao trung bình so với mặt nước biển: 35 – 38m, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, thoải và lượn sóng, có hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam; diện tích đất có độ dốc từ 0 – 80 chiếm 61,24%, diện tích đất có độ dốc từ 8-150 chiếm 24,88% và diện tích đất có độ dốc trên 150 chiếm 10,1%.
Các khu vực đất bằng (0-80) chủ yếu được sử dụng cho trồng cao su, lúa và rau màu; khu vực đất suờn thoải (8-150) chủ yếu sử dụng trồng cây ăn quả và khu vực đất dốc (>150), bao gồm các núi: Sóc Lu, Võ Dõng và Bình Lộc phần lớn diện tích sử dụng cho khai thác vật liệu xây dựng, trồng chuối, điều và các cây lâu năm khác.
Trên 90% diện tích tự nhiên có địa chất công trình tốt, cường độ chịu nén trên 2kg/cm2. Một số khu vực bên dưới tầng đất mặt có tầng đá dày hiện đang khai thác đá xây dựng, phân bố ở các xã: Hưng Thịnh, Sông Thao, Cây Gáo.
- Khí hậu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những biến động lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
- Nhiệt độ: có nền nhiệt độ cao đều quanh năm và khá ổn định, số giờ nắng trung bình khoảng 600 – 2.700 giờ/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25
- 260C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 210C, tháng có nhiệt độ cao nhất từ 34 – 35ºC. Biên độ nhiệt trong mùa mưa 5,5 – 80C; trong mùa khô đạt 5 –
- Lượng mưa: trung bình khoảng 1.800 – 2.000 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều tạo nên hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm, trong đó các tháng 8, 9, 10 có lượng mưa cao nhất; có tháng lượng mưa lên đến 500 mm. Các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với khoảng 10% lượng mưa trong năm. Có một số tháng hầu như không có mưa như tháng 1 và tháng.
- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78 – 82%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85 – 93%. Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72 – 82%. Độ ẩm cao nhất 95%, thấp nhất 50%.
- Chế độ gió: Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam và Tây Đi kèm theo hai mùa khô và mưa. Gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam có tần suất 30 – 40%. Gió thịnh hành trong mùa mưa là gió Tây Nam tần suất 66%, tốc độ gió trung bình là 10 – 15m/s mạnh nhất 22,6m/s. Khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng thường xảy ra các hiện tượng giông giật và lũ quét.
Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu này tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Trong đó, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng.
4.2. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Quỹ đất của huyện khá phong phú, toàn huyện có 06 nhóm đất chính, 14 đơn vị đất cấp 2 và 33 dơn vị đất cấp 3.Các nhóm đất trên địa bàn huyện là: nhóm đất gley(Gleysols) diện tích 648 ha, chiếm 1,33% diện tích tự nhiên; nhóm đất tầng mỏng (Leptosols) diện tích 232 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên; nhóm đất xám (Acrisols) diện tích 11.594 ha, chiếm 23,73% diện tích tự nhiên; nhóm đất đỏ (Ferrasols) diện tích 10.570 ha, chiếm 21,63% diện tích tự nhiên; nhóm đất đá bọt có diện tích nhỏ nhất 54 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên và nhóm đất đen (Luvisols) diện tích 25.762 ha, chiếm 52,73% diện tích tự nhiên. Còn lại là đất trơ sỏi đá và sông suối, mặt nước.
- Tài nguyên nước
- Nước mặt: nguồn nước mặt của huyện được dự trữ trong các hồ chứa như: hồ Sông Mây, hồ Suối Đầm, hồ Trị An, hồ 3/2, hồ Thanh Niên nhưng việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế. Ngoài ra, nguồn nước mưa có chất lượng khá tốt, song lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mạng lưới sông suối trên địa bàn ngắn và dốc, ít nước trong mùa khô.
- Nước dưới đất: có trữ lượng khá, chất lượng nước tốt, đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, nguồn nước này đang có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây, do đó cần có giải pháp hợp lý trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước này.
Nhìn chung, trong bối cảnh tài nguyên nước ngọt có xu hướng ngày càng khan hiếm thì nguồn tài nguyên nước trên địa bàn là khá dồi dào, có chất lượng nước tương đối tốt ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng tốt cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của người dân.
- Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2022, diện tích đất rừng của huyện là 316,41 ha, trong đó đất rừng sản xuất 300,79 ha, đất rừng phòng hộ 6,18 ha và đất rừng đặc dụng 9,45 ha.
Như vậy diện tích rừng của huyện không nhiều và chủ yếu là rừng sản xuất được trồng quanh hồ Sông Mây và rừng tràm thuộc Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ. Ngoài ra là các loại cây lấy gỗ của các hộ dân trồng nhằm đem lại mục đích kinh tế. Diện tích rừng của huyện không nhiều nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng môi trường sinh thái.
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện không nhiều chủng loại, chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây dựng. Hiện nay các mỏ đá đang được khai thác làm vật liệu xây dựng, như: mỏ đá bazan, mỏ đá Sông Trầu,… Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác như: than bùn, cát, sỏi, sét có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón, gạch ngói… Đặc biệt, trên địa bàn huyện còn có Puzlan dùng làm nguyên liệu phụ gia xi măng phân bố ở khu vực phía Đông Nam xã Cây Gáo. Tuy nhiên, việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản này cần được tính toán cân nhắc và lập quy hoạch kế hoạch khai thác cụ thể, hợp lý để vừa đảm bảo phát triển kinh tế hiện tại nhưng cũng dự trữ cho sự phát triển tương lai.
- Tài nguyên du lịch
Với các tài nguyên du lịch như: thác Giang Điền, thác Đá Hàn, căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa, cảnh quan hồ, hệ thống chùa, nhà thờ,…. Huyện Trảng Bom có tiềm năng lớn để phát triển du lịch động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội trên địa bàn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan di tích văn hóa – lịch sử, giải trí, nghỉ dưỡng và các loại hình du lịch – dịch vụ cao cấp,… trong mối quan hệ tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ.
- Tài nguyên nhân văn
Nhân dân huyện Trảng Bom có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, luôn phấn đấu xây dựng và phát triển địa phương phù hợp với nhịp điệu chung của xã hội; trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những đặc tính đó luôn được phát huy và ghi nhận trong đời sống xã hội bằng những công trình mang đậm nét văn hóa như miếu, đình, đền… Các di tích lịch sử được nhà nước công nhận như khu di tích Tỉnh Ủy Biên Hòa…và các tập tục, lễ hội phi vật thể trong các công đồng dân cư.
4.3. Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội
Theo Báo cáo số 994/BC-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2023 của UBND huyện Trảng Bom về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023; các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 của huyện Trảng Bom.
- Lĩnh vực kinh tế
- Sản xuất công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – xây dựng ước đạt 154.058,01 tỷ đồng, tăng 7,7% so cùng kỳ (giá so sánh 2010); giá trị ngành công nghiệp ước đạt 148.863,9 tỷ đồng (đạt 97% so kế hoạch), tăng 7,8% so cùng kỳ, trong đó công nghiệp có vốn nước ngoài 134.907,8 tỷ đồng đạt 97,03% so kế hoạch tăng 7,9% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 90,62% trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp; công nghiệp địa phương 13.956,1 tỷ đồng đạt 96,81% so kế hoạch, tăng 6,5% so cùng kỳ chiếm tỷ trọng 9,38% trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng đạt 75,1 tỷ đồng tăng 6,6% so cùng kỳ; Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 148.647,8 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ; Giá trị sản xuất ngành phân phối điện nước đạt 55,2 tỷ đồng, tăng 3,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải đạt 85,8 tỷ đồng tăng 6,1% so cùng kỳ.
Dự ước năm 2023 các ngành sản xuất tăng nhưng hầu hết tăng thấp như: Sản xuất da và các sản phẩm liên quan, sản phẩm kim loại, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất trang phục… đây là những ngành chủ lực nên ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sản xuất toàn ngành. Một số ngành có giá trị giảm so cùng kỳ như sản xuất giường, tủ, bàn, ghế… nguyên nhân giảm do ảnh hưởng nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn do đơn hàng sản xuất giảm mạnh, đặc biệt ngành sản xuất giường tủ, bàn ghế nhiều doanh nghiệp từ đầu năm đến nay đơn hàng rất ít, chưa có đơn hàng mới nên giá trị sản xuất giảm mạnh so cùng kỳ. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng khá như: Sản xuất giày da 8,2%; giấy các loại 7,6%, lốp xe các loại 7,7%; vải sợi 7,2%; thép các loại 6,3%; may mặc 5,1%…, tuy nhiên một số ngành tăng thấp như: Gạch các loại 3,8%; thức ăn gia súc tăng 1,9%; một số ngành giảm mạnh như sản xuất mộc dân dụng bằng 97% so cùng kỳ.
- Thương mại – Dịch vụ: Giá trị ngành thương mại – dịch vụ ước đạt 27.638,36 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ (giá so sánh 2010). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 43.498,76 tỷ đồng, tăng 13,38% so cùng kỳ, trong đó kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 43.398,02 tỷ đồng, tăng 13,32%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 100,74 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ; phân theo các ngành hoạt động như sau:
- Hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 35.466,36 tỷ đồng, tăng 12,09% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng là do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các cửa hàng tiện ích, siêu thị bán lẻ, chợ truyền thống có nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu.
- Hoạt động khách sạn nhà hàng đạt 5.569,71 tỷ đồng, tăng 21,92% so cùng kỳ; trong đó: Ngành ăn uống đạt 5.419,61 tỷ đồng, tăng 22,34% so cùng kỳ; ngành lưu trú đạt doanh số 150,1 tỷ đồng, tăng 8,59% so cùng kỳ.
- Hoạt động dịch vụ khác: Bước sang năm 2023 ngành du lịch được khôi phục và phát triển, các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí tăng trong hè; tuy nhiên ngành kinh doanh bất động sản và dịch vụ hỗ trợ hành chính giảm so cùng kỳ. Du lịch ước năm 2023 có 282.000 lượt du khách đến tham quan, vui chơi giải trí tại Khu du lịch Căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa U1, Công viên Văn hóa Hùng Vương, sân Golf và các điểm vui chơi khác trên địa bàn huyện.
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản: Tổng giá trị sản xuất ngành Nông – Lâm – Thủy sản ước đạt 4.848,9 tỷ đồng, tăng 4,32% so cùng kỳ (giá so sánh 2010), cụ thể:
Ngành Nông nghiệp giá trị sản xuất ước đạt 4.590,4 tỷ đồng, tăng 4,58% so cùng kỳ. Trong đó chăn nuôi tăng 0,96%, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 67,08% giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp; Trồng trọt tăng 13,78%; Dịch vụ nông nghiệp tăng 0,38%. Ngành Lâm nghiệp giá trị sản xuất ước đạt 26,22 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 0,39% so cùng kỳ. Huyện đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 13/4/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng, chống, cháy rừng mùa khô năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Công tác bảo vệ rừng và PCCCR mùa khô 2023 trên địa bàn huyện, được tập trung chú trọng triển khai thực hiện, đến nay không để tình trạng cháy rừng xảy ra; Chú trọng quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập, xuất động vật hoang dã trên địa bàn có nguy cơ gây bệnh ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, Huyện đã Tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2023 gắn với việc thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ; Đã hỗ trợ các ngành, các xã, thị trấn trong chỉ tiêu trồng 16.300 cây xanh, trong đó: Sao đen 3.000 cây, Dầu rái 5.000 cây, Bằng lăng 3.450 cây, Xà cư 800 cây, Gõ đỏ 2.850 cây, Sưa 1.200 cây.
Ngành Thủy sản giá trị sản xuất ước đạt 232,25 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) bằng 99,94% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản ước đạt 8.517 tấn, bằng 99,96% so cùng kỳ; nhìn chung tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phát triển khá ổn định và chú trọng trong hướng chuyển đổi theo hướng nuôi trồng những loại thủy sản có năng suất cao và có giá trị về kinh tế, người nuôi đã chú trọng đầu tư thâm canh, tăng năng suất, các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản được các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra thực hiện đúng các qui định về sản xuất kinh doanh.
Công tác khuyến nông – Bảo vệ thực vật: Tình hình dịch bệnh trên cây trồng được kiểm soát tốt, thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng để có biện pháp hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời. Đã tập huấn 03 mô hình trình diễn (01 mô hình Sầu riêng tại xã Hưng Thịnh; 02 mô hình chuối tại xã Thanh Bình); phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 25 lớp tập huấn và thông qua các buổi họp, hội nghị về quy trình canh tác theo VietGAP, hướng hữu cơ và hữu cơ trên cây trồng, quy trình thực hiện hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng, mã số đóng gói khoảng 2.780 lượt người tham gia.
Công tác thủy lợi – Phòng chống thiên tai: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất đầu mùa khô 2023, các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho sản xuất vụ Đông Xuân năm 2023. Xây dựng, triển khai kế hoạch về công tác phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2023; tổ chức khảo sát các tuyến suối, xây dựng kế hoạch nạo vét các tuyến suối; sớm xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng, khắc phục kịp thời các thiệt hại do mưa lớn, kịp thời đồng thời hỗ trợ các hộ dân trồng chuối tại xã Thanh Bình thiệt hại do mưa bão.
Công tác Thú y: Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; Tiếp nhận và phân bổ 4.000 lít thuốc sát trùng triển khai tháng tiêu độc khử trùng phòng chống dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Triển khai kế hoạch tiêm 3.200 liều vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo trên địa bàn các xã Sông Trầu, Bình Minh, Cây Gáo, Sông Thao, Tây Hòa, Đồi 61 và thị trấn Trảng Bom; kết quả triển khai công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó mèo được 7.174/8.387 con đạt tỷ lệ 85,5%; bên cạnh đó phân bổ cho các xã, thị trấn 18 tấm áp phích chống dịch bệnh, 18 tấm áp phích chống dịch bệnh dại, 36 băng rôn phòng chống dịch bệnh, 3000 tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh cúm, 3.500 tờ rơi tuyên truyền phòng chống bệnh dại chó, mèo.
- Văn hóa – xã hội
- Giáo dục và đào tạo: Năm học 2023-2024 có tổng cộng 89 trường, trong đó công lập 72 trường (22 Mầm non; 30 Tiểu học; 18 Trung học cơ sở; 02 Tiểu học – Trung học cơ sở); trường ngoài công lập 17 trường (16 Mầm non – Mẫu giáo, 01 Tiểu học – Trung học cơ sở) và 116 nhà nhóm trẻ tư thục với 81.224 học sinh/2.121 lớp; so với năm học 2022 – 2023 số trường không tăng, số học sinh tăng 591 em. Công nhận trường Mẫu giáo Hoa Lan đạt chuẩn quốc gia đạt chỉ tiêu đề ra, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 57/72 trường đạt tỷ lệ 79,1%. Tái công nhận chuẩn quốc gia được 06 trường (Tiểu học Nguyễn Khuyến, THCS Nguyễn Công Trứ, THCS Hùng Vương, TH Trần Quốc Toản, MG Bình Minh, MN Ánh Dương). Sở Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra công nhận 08 trường đạt Xanh – Sạch – Đẹp cấp tỉnh năm 2023. Hoàn thành công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý cho các trường, bàn giao tại các trường kịp thời. Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi bậc Tiểu học cấp Tỉnh kết quả đạt 11/11 giáo viên, đạt tỷ lệ 100%.
- Lĩnh vực Y tế: UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch triển khai công tác Bảo đảm An toàn thực phẩm tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm huyện Trảng Bom năm 2023; Kế hoạch công tác đảm bảo an toàn thực phẩm huyện Trảng Bom năm 2023; Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên đại bàn huyện; Ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên của Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế huyện; Tổ chức Kỷ niệm ngày “Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2023”; Chấp thuận thực hiện chương trình khám tầm soát miễn phí
Chương trình “Trao đổi mắt sáng – Gửi vạn niềm vui” khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom. Kế hoạch triển khai chương trình kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện Trảng Bom đến năm 2030 và báo cáo triển khai chương trình kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện đến năm 2030. Xây dựng và triển khai kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 16/5/2023 về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn huyện năm 2023; Kế hoạch số 147/KH- UBND ngày 16/5/2023 về triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 16/6/2023 về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết lần thứ 13, Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân và triển khai chiến dịch diệt lăng quăng năm 2023 trên địa bàn huyện Trảng Bom. Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 30/6/2023 về việc triển khai chiến dịch “ngày cuối tuần phòng chống sốt xuất huyết” trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 28/9/2023 về việc thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Trảng Bom. Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 05/9/2023 về việc Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số người tham gia Bảo hiểm Y tế trên địa bàn huyện là 310.915 người/333.995 người, đạt tỷ lệ 93,09% (Nghị quyết 93%). Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi còn 5% (Nghị quyết 5%). Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo độ tuổi còn 16,2% (Nghị quyết 16,3%). Duy trì 100% Trạm Y tế xã, thị trấn có bác sĩ làm việc; 100% Trạm Y tế xã, thị trấn đủ điều kiện khám chữa bệnh.
Tình hình dịch bệnh trên người: Dịch bệnh Sốt xuất huyết (tính đến ngày 09/11/2023) phát hiện 461 ca, trong đó có 02 ca tử vong; so với cùng kỳ năm 2022 giảm 1.444 ca; huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương xử lý 127 ổ dịch. Dịch bệnh tay chân miệng (tính đến ngày 30/10/2023) phát hiện 1.372 ca mắc, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 349 ca; huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương xử lý 78 ổ dịch.
———————————
☀️. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
——————————–
1. Phone và Zalo và Viber: 036.3232.739
Web: datsach.net và datsach.com.vn
2. Youtube: Đất Sạch TV
https://www.youtube.com/@datsachtv
3. TikTok: @daotaoquyhoach
https://www.tiktok.com/@daotaoquyhoach
4. fanpage: Đất sạch TV
https://www.facebook.com/datsachtv
—————————————————–
☀️. THÔNG TIN KHÓA HỌC QUY HOẠCH:
—————————————————–
1. Khóa Học Đào Tạo Kiểm Tra (Tra Cứu) Quy Hoạch Và Đầu Tư Cơ Bản:
2. Khoá Học Tra Cứu Quy Hoạch Và Dịch Vụ Cấp Sổ, Xin Phép Xây Dựng, Hoàn Công
3. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Bằng Phần Mềm Microstation V7/V8
Xem tại đây
4. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Cơ Bản:
Xem tại đây
5. Khoá Học Dịch Vụ Hỗ Trợ Cấp Sổ:
Xem tại đây
6. Khóa Học Xin Phép Xây Dựng và Hoàn Công Nhà Đất:
Xem tại đây
7. Khóa Học Đầu Tư Nhà Đất Cơ Bản:
Xem tại đây
8. Khóa Học Quy Trình Pháp Lý Dự Án Bất Động Sản:
Xem tại đây
—————————————————–
☀️. THAM GROUP ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT VÀ CHÍNH XÁC:
—————————————————–
1. GROUP TÂY NINH CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
2. GROUP SÀI GÒN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
3. GROUP BÌNH DƯƠNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
4. GROUP VŨNG TÀU CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
5. GROUP ĐỒNG NAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
6. GROUP LONG AN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
7. GROUP BÌNH THUẬN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
8. GROUP ĐĂK LĂK CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
9. GROUP KON TUM CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
10. GROUP LÂM ĐỒNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
11. GROUP GIA LAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net
12. GROUP BÌNH PHƯỚC CHECK QH – datsach.net
—————————————————–
☀️. CÁC GROUP CHIA SẺ CHO TẶNG FILE QUY HOẠCH MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC:
—————————————————–
1. Nhóm Cho Tặng Bản Đồ Quy Hoạch Miễn Phí Toàn Quốc
2. Chia Sẻ Thông Tin Quy Hoạch
3. Chia Sẻ File Quy Hoạch Toàn Quốc
4. Wedsite Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF của 63 Tỉnh Thành
5. Nhóm FB Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF và KMZ của 63 Tỉnh Thành