BẢN ĐỒ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

Hồ sơ công bố, công khai

– Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh, tải tại đây.

– Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Biên Hòa;, tải tại đây.

– Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Long Khánh., tải tại đây.

– Bản đồ Khu vực chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024, tải tại đây.

Thời điểm, thời hạn công bố, công khai

– Thời điểm công bố, công khai thực hiện trước ngày 14/01/2024;

– Thời gian công bố, công khai đến hết năm 2024;

Link tải file KMZ/KML năm 2024 của toàn tỉnh Đồng Nai, tải tại đây

BẢN ĐỒ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI:

1.   Đặc điểm tự nhiên:

  1. Vị trí địa lý:

Thành phố Long Khánh được thành lập theo Nghị quyết số 673/NQ- UBTVQH14, ngày 14/4/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành về việc thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị hành chính cấp xã và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai. Theo đó thành phố Long Khánh được thành lập với 11 phường: Xuân Bình, Xuân An, Xuân Trung, Xuân Hòa, Phú Bình, Xuân Thanh, Bàu Sen, Bảo Vinh, Suối Tre, Xuân Tân, Xuân Lập và 04 xã: Bình Lộc, Bàu Trâm, Bảo Quang và Hàng Gòn. Trên cơ sở 15 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Long Khánh cũ.

Với vị trí địa lý thuộc phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Định Quán, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất.

Thành phố có tổng diện tích tự nhiên 19.297,83 ha, chiếm 3,29% diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Nai, với 15 đơn vị hành chánh (11 phường và 4 xã); thành phố Long Khánh có tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 56, đường sắt Bắc Nam, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bắc Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây nối thành phố với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, do đó rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, thành phố Long Khánh còn là vùng nông nghiệp trù phú với nền đất đỏ bazan thích hợp với trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Với vị trí này rất thích hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển các loại hình dịch vụ khi Sân bay Quốc tế được hình thành tại huyện Long Thành.

b.   Địa hình:

Thành phố Long Khánh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 150m, địa hình thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam, trên địa bàn thành phố có vài ngọn núi thấp: núi Nứa (Xuân Lập), núi Thị (Suối Tre), đèo Mẹ bồng con (Suối Tre – Xuân Lập).

Nhìn chung Long Khánh có địa hình tương đối bằng phẳng, kiến tạo nền địa chất tốt, rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt, xây dựng công trình và phát triển kinh tế – xã hội.

c.   Khí hậu:

Thành phố Long Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng chính như sau:

  • Nắng nhiều (trung bình 2.600-2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 25-260C, tối thấp 21-220C, tối cao 34-350C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.4090C), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa.
  • Lượng mưa lớn (2.139 mm/năm), nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa, trong đó: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm trên 85-90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm.
  • Lượng bốc hơi trung bình 1.100-1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng cuối mùa.
  • Hầu như không có bão tố, giá lạnh và rất ít thiên tai, tạo lợi thế cho phát triển sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Tuy nhiên, với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng phức tạp cũng là một thách thức cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời kỳ quy hoạch.

d.   Thủy văn:

Các suối trên địa bàn thành phố Long Khánh có đặc điểm chung là ngắn và không sâu, về mùa nắng không có nước nên khả năng cung cấp nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Tuy khó khăn về nguồn nước mặt, nhưng có được thuận lợi về nguồn nước ngầm, thành phố Long Khánh có chung kết cấu địa tầng của vùng Đông Nam bộ, nền địa chất là đất bazan có khả năng tiềm giữ nước tốt, làm cho vùng đất Long Khánh có trữ lượng nước ngầm khá lớn, có thể khai thác với lưu lượng cho mỗi lỗ khoan từ 500-600 m3/ngày, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp nước trước mắt cho sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp.

2.   Các nguồn tài nguyên:

  1. Tài nguyên đất:

Nằm trên nền đá bazalt, đất Long Khánh được hình thành và phát triển lâu đời có chất lượng tốt. Đa phần là đất đỏ bazalt, là một trong những loại đất quý hiếm của cả nước, thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi nhiệt đới. Trong phạm vi thành phố có 4 nhóm đất chính:

  • Nhóm đất đỏ trên đá bazan (Ferrasols): Diện tích 11.488,13 ha, chiếm đến 60,43% diện tích tự nhiên, phân bố trên diện rộng, đặc biệt tập trung ở phía Tây và Tây Nam của Thành phố. Đây là nhóm đất điển hình của Thành phố, hình thành trên mẫu chất bazan, có độ phì cao hơn hẳn so với các loại khác và rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) và cây ăn quả.
  • Đất đen trên đá bazan (Luvisols): Diện tích 6.815,59 ha chiếm 35,85% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Bảo Quang, Bảo Vinh, Bàu Trâm. Đất đen được hình thành trên mẫu chất bazan, có hàm lượng lân tổng số cao, nghèo kali, thuận lợi cho phát triển cây ngắn ngày.
  • Đất đá bọt (Andosols): Diện tích 658,42 ha, chỉ chiếm 3,46% diện tích tự nhiên, tầng đất mặt lẫn rất nhiều đá bọt, tập trung ở Hàng Gòn, Xuân Tân. Do tầng mặt có nhiều đá lẫn nên nhóm đất này ít thuận lợi cho trồng trọt, những khu vực thuận lợi nên chuyển sang xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi.
  • Đất tầng mỏng (Leptosols): Diện tích chỉ có 49,01 ha, tầng hữu hiệu mỏng, nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, đất đai trên địa bàn của Thành phố thuộc loại đất tốt, địa hình ít dốc, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với phát triển cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao như cao su, tiêu, cà phê, cây ăn quả, số ít diện tích trên địa hình thấp cục bộ thích hợp với trồng lúa nước vào mùa mưa và rau, màu vào mùa khô. Tuy nhiên, bên cạnh các loại đất có độ phì nhiêu tốt rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp thì vẫn có một số diện tích đất không nhỏ là đất tầng mỏng, sỏi đá phân bố trên các đồi núi rất kém thích nghi cho sản xuất nông nghiệp.

b.   Tài nguyên nước:

  • Nước mặt: Hệ thống suối khá dày nhưng ngắn và nông, thường cạn kiệt vào mùa khô nên khả năng sử dụng nước mặt trong sản xuất nông nghiệp trong mùa khô rất hạn chế.

Nhìn chung, nguồn nước mặt hiện nay trên địa bàn thành phố sẽ khó đáp ứng nhu cầu cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất trên địa bàn sản xuất cây hàng năm, cần có phương án xây dựng dựng thêm các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập dâng trên địa bàn thành phố kết hợp với khai thác nước ngầm mới đáp ứng được nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị trong tương lai.

  • Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực thành phố Long Khánh chia thành 3 mức độ:

+ Nước ngầm giàu (mức chứa nước > 5l/s) chiếm 53% diện tích, phân bố ở các xã, phường Bình Lộc, Hàng Gòn, Bảo Quang, Bảo Vinh, một phần của các phường Bàu Sen, Xuân Tân, Xuân Lập giáp với xã Hàng Gòn.

+ Nước ngầm trung bình (mức chứa nước 1-5l/s) chiếm 29% diện tích, tập trung ở Phú Bình, Xuân Hoà, Suối Tre.

+ Nước ngầm nghèo (mức chứa nước <1l/s) chiếm 10,4% diện tích, phân bố ở phía nam xã Hàng Gòn và khu vực giáp ranh giữa phường Suối Tre và Xuân Lập.

Nước ngầm trên địa bàn thành phố Long Khánh rất dồi dào, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Về lâu dài, cần phải có quy hoạch khai thác nguồn nước ngầm để việc sử dụng nước đạt hiệu quả cao và bền vững.

c.   Tài nguyên du lịch:

Điều kiện tự nhiên đã tạo cho thành phố có một số khu vực thiên nhiên như khu du lịch Suối Tre, khu du lịch Hòa Bình và các hồ đập trữ nước và kết hợp phát triển khu du lịch sinh thái như đập Lác Chiếu xã Bảo Quang, hồ Cầu Dầu xã Hàng Gòn, hồ Suối Tre phường Suối Tre.  Thời Pháp thuộc, Long Khánh được đánh giá là “Đà Lạt của Miền Đồng Nam Bộ”. Hiện nay các di tích lịch sử văn hóa được thành phố xây dựng, tôn tạo (khu di tích Tòa hành chính tỉnh; khu di tích Mộ cổ Cự Thạch – xã Hàng Gòn; Cụm di tích Đình Chùa Xuân Hòa), những lễ hội truyền thống của các Dân tộc, tôn giáo được tạo điều kiện tổ chức, giữ gìn và phát huy tốt. Đặc biệt khu du lịch văn hóa Suối Tre kết hợp vườn cây ăn quả tạo nên phong cảnh thiên nhiên hài hòa, hoang sơ đã trở thành khu giải trí hấp dẫn.

Nhìn chung, hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc thông qua việc tổ chức các hoạt động quản bá điểm du lịch, gắn với lễ hội trái cây Long Khánh được tổ chức hàng năm, thưởng thức ẩm thực, mô hình du lịch sinh thái vườn tiếp tục được nhân rộng. Nhiều nhà vườn đã cải tạo cảnh quang, liên kết các vườn cây ăn trái, sản xuất theo hướng an toàn, xây dựng vườn trái cây kiểu mẫu xanh, sạch, chất lượng đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái vườn tăng từ 58 triệu đồng/ha đến 130 triệu đồng/ha (tăng từ 120% – 140%) so với hoạt động nông nghiệp thuần túy.

d.   Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của thành phố không nhiều chủng loại, chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây dựng, san lấp. Hiện nay, mỏ đá Núi Nứa đang được khai thác làm vật liệu xây dựng với trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác phục vụ nhu cầu san lấp trên địa bàn thành phố.

e.   Tài nguyên nhân văn:

Nhân dân thành phố Long Khánh có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, luôn phấn đấu xây dựng và phát triển địa phương phù hợp với nhịp điệu chung của xã hội; trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những đặc tính đó luôn được phát huy và được ghi nhận trong đời sống xã hội bằng các công trình mang đậm nét văn hóa qua từng thời kỳ như các miếu, đình, đền,… ; các di tích lịch sử được nhà nước công nhận (Tòa hành chính tỉnh Long Khánh; cụm đình chùa Xuân Hòa; Mộ cổ Cự Thạch – Hàng Gòn), các di tích khảo cổ như di tích khai quật khảo cổ Cầu sắt xã Bình Lộc, Di tích khảo cổ Suối Chồn phường Bảo Vinh và các tập tục, lễ hội phi vật thể trong các cộng đồng dân cư.

Đến nay, mặt bằng dân trí trên địa bàn thành phố khá cao, người dân rất năng động trong phát triển kinh tế và nhạy bén với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tích tụ quy mô sản xuất; nhiều tuyến dân cư có mức độ đô thị hóa khá cao, vừa tạo bản sắc riêng cho dân cư trên địa bàn thành phố, vừa phong phú hoá sinh hoạt đời sống tinh thần, về lâu dài có thể khai thác nét đặc sắc này vào phát triển du lịch.

3.   Về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội:

  1. Về kinh tế: Long khánh là một trong những đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã góp phần phát huy mạnh mẽ những điều kiện về tiềm lực, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế – xã hội. Trong thời gian qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng về thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp, trong đó tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ có giá trị, phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn mới. Trong đó:
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 112.254,7 tỷ đồng, đạt 100,02% kế hoạch năm và tăng 26% so với năm 2022.
  • Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 18.552,7 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm và tăng 17,7% so năm 2022. Một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành may gia công, giày da gặp khó khăn do đơn hàng giảm; đến nay, tình hình hoạt động các doanh nghiệp dần khôi phục trở lại, các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng cho những tháng cuối năm.
  • Hiện nay 02 Khu công nghiệp Long Khánh và Suối Tre có 75 hợp đồng thuê đất của 63 nhà đầu tư; trong đó Khu Công nghiệp Long Khánh có 54 hợp đồng thuê đất (26 nhà đầu tư trong nước và 28 nhà đầu tư nước ngoài) với diện tích cho thuê là 172,24 ha, đạt khoảng 98,27% diện tích cho thuê; Khu Công nghiệp Suối Tre có 21 hợp đồng thuê đất của 21 nhà đầu tư (08 nhà đầu tư trong nước và 13 nhà đầu nước ngoài) với tổng diện tích cho thuê là 96,3 ha, đạt 100% diện tích đất cho thuê, tạo việc làm cho hơn 22 ngàn lao động tại địa phương và các vùng lân cận. Bổ sung quy hoạch Khu Công nghiệp Hàng Gòn với diện tích khoảng 300 ha và Cụm Công nghiệp Hàng Gòn diện tích khoảng 70 ha thuộc địa bàn xã Hàng Gòn.
  • Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.965,5 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm và tăng 4,6% so năm 2022; trong đó: trồng trọt 1.072,8 tỷ đồng, đạt 104,51% kế hoạch, tăng 8,5% so năm 2022; chăn nuôi 830,7 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, giảm 0,4% so năm 2022; dịch vụ nông nghiệp 60,5 tỷ đồng, đạt 101,8% kế hoạch, tăng 9,7% so năm 2022.
  • Thực hiện công tác quản lý nhà nước và phát triển các chợ; tổ chức kiểm tra tình hình niêm yết giá bán, công tác phòng cháy chữa cháy, tăng cường hoạt động của tổ kiểm tra an toàn thực phẩm và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch tại chợ. Tiếp tục rà soát, xử lý về công tác quản lý đất đai tại chợ Hàng Gòn, Xuân Lập. Rà soát dự án chợ tích hợp vào phương án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, qua kiểm tra đã xử phạt hành chính 82 trường hợp vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa không niêm yết giá, các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, số tiền phạt 577 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 400 đơn vị mỹ phẩm, quần áo, nón bảo hiểm, nguyên liệu làm thuốc đông y, đồ chơi trẻ em. Thường xuyên theo dõi tình hình cung cầu xăng dầu, kiểm tra hoạt động của 29 cơ sở kinh doanh xăng dầu và các cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng LPG, nhìn chung các cơ sở thực hiện theo quy định.
  • Tổ chức kiểm tra, quản lý các tổ chức, cá nhân sau cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, năm 2023 cấp 1.713 giấy, trong đó cấp mới 1.294 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn 286 tỷ đồng, cấp đổi 373 giấy, cấp lại 46 giấy.
  • 2. Về dân số: Theo Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2022, dân số trung bình của thành phố năm 2022 là 163.899 người, dân số trung bình sống ở thành thị là 119.526 người và nông thôn là 44.373 người, mật độ dân số là 849,31 người/km2. chiếm 5,01% tổng dân số toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên trên địa bàn đạt tương đối thấp giai đoạn 2016-2010 là 1,02%/năm. Trong đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 1,05% năm 2016 xuống còn 1,01% năm 2020.

Dân số cơ học tăng trong thời gian gần đây do sản xuất công nghiệp bắt đầu có sự phát triển nhanh. Dân số cơ học tăng đặt ra vấn đề đối với chính quyền địa phương trong việc giải quyết nhà ở, phúc lợi xã hội, môi trường và an ninh trật tự xã hội.

Hoàn thành 100% kế hoạch tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi đợt 53 và người từ 18 tuổi trở lên đợt 54; đến nay tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 như sau: Đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 103,78%; Mũi 2: 102,36%; Mũi 3: 71,49%;  Mũi 4: 82,84%; từ 12 – 17 tuổi:

Mũi 1: 100%; Mũi 2: 99,58%; Mũi 3: 41,03%; từ 5 – 11 tuổi: Mũi 1: 86,05%;

Mũi 2: 62,38%.

3. Về lao động – việc làm: Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của toàn thành phố là 640 người. Trong đó lao động phi nông nghiệp là 77.737 người và lao động trong nông lâm nghiệp là 14.903 người.
Để tạo điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao năng suất lao động, thành phố đã chú trọng công tác đào tạo bằng nhiều hình thức như đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp tại thành phố, liên kết – hợp tác với bên ngoài để đào tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68% năm 2016 và 73,0% năm 2019, trung bình cho giai đoạn 2016-2020 là 73,0%; tỷ lệ đào tạo nghề đạt 58% năm 2016 và 70,0% năm 2019, trung bình cho giai đoạn 2016-2020 là 70,0%.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên năm 2023. Cấp phát 758 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hỗ trợ tiền điện cho 245 lượt hộ nghèo với tổng số tiền 165,996 triệu đồng. Tổ chức phát vay cho 48 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với số tiền 3,3 tỷ đồng, 200 học sinh sinh viên với số tiền 17 tỷ đồng; 900 hộ vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường với số tiền 18 tỷ đồng; 575 hộ vay theo chương trình giải quyết việc làm với số tiền 130 tỷ đồng, 65 hộ vay theo chương trình nhà ở xã hội với số tiền 35,5 tỷ đồng; thu nợ 93,912 tỷ đồng. Tổ chức vận động Quỹ Ngày vì người nghèo thành phố và phường, xã được 04 tỷ đồng, xây dựng, sửa chữa 32 với kinh phí 1,99 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023 giảm 62/162 hộ nghèo A, tỷ lệ 38,2% (vượt mục tiêu NQ của Thành ủy, mục tiêu NQ giảm 30%); giảm 36/117 hộ cận nghèo, tỷ lệ 30% so với tổng số hộ cận nghèo năm 2023

d.   Giáo dục và Đào tạo:

  • Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 với kết quả xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,55%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia là 99,62%. Công nhận 51 trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” năm học 2021 – 2022. Tổ chức khai giảng và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2023-2024.

– Triển khai Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2023; trong 9 tháng đầu năm có 05 trường được UBND tỉnh công nhận lại đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2023 và 01 trường được công nhận mới; hiện nay thành phố có 43/48 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 89,5%; trong đó 15/17 trường mầm non, mẫu giáo; 15/18 trường tiểu học, 10/10 trường THCS và 3/3 trường THPT.

  • Duy trì 100% phường, xã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học và phổ cập bậc THCS mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2; 100% số trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2, đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu về tiêu chí giáo dục.

4.   Về đất đai:

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2022, tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 19.297,83 ha, trong đó đất nông nghiệp 16.138,99 ha, đất phi nông nghiệp 3.158,84 ha.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được tỉnh nói chung và thành phố nói riêng quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, trong đó:

 

– Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Long Khánh đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 5373/QĐ-UBND ngày 31/21/2021 theo đúng quy định của pháp luật đất đai.

– Đối với công tác lập kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện Luật đất đai năm 2013, từ năm 2015 đến nay, UBND thành phố đã thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố theo đúng quy định của pháp luật đất đai.

Trong năm đã ký cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu 100 giấy/100 thửa/20,79ha; nâng tổng số giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cấp lần đầu từ trước đến nay 53.101 giấy/56.157 thửa/15.119,91ha, đạt tỷ lệ 99,73% về diện tích, 99,53% về số thửa cần kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố. Giải quyết 597 đơn xin tách thửa đất/1.546 thửa/303,19 ha và 146 thửa chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 55.804,4m2. Kiểm tra, giám sát 308 hồ sơ/294,95ha sau khi cho phép tách thửa, tại thời điểm kiểm tra các trường hợp đều sử dụng đất đúng mục đích, đảm bảo quy định.

(Nguồn: Báo cáo số:2114/BC-UBND ngày 24/11/2023 về báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023 và kế hoạch kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2024).

———————————

☀️. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

——————————–

1. Phone và Zalo và Viber: 036.3232.739
Web: datsach.net và datsach.com.vn
2. Youtube: Đất Sạch TV
https://www.youtube.com/@datsachtv
3. TikTok: @daotaoquyhoach
https://www.tiktok.com/@daotaoquyhoach
4. fanpage: Đất sạch TV
https://www.facebook.com/datsachtv

—————————————————–

☀️. THÔNG TIN KHÓA HỌC QUY HOẠCH:

—————————————————–
1. Khóa Học Đào Tạo Kiểm Tra (Tra Cứu) Quy Hoạch Và Đầu Tư Cơ Bản:

Xem tại đây

2. Khoá Học Tra Cứu Quy Hoạch Và Dịch Vụ Cấp Sổ, Xin Phép Xây Dựng, Hoàn Công

Xem tại đây

3. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Bằng Phần Mềm Microstation V7/V8
Xem tại đây

4. Khoá Học Đào Tạo Tra Cứu Quy Hoạch Cơ Bản:
Xem tại đây
5. Khoá Học Dịch Vụ Hỗ Trợ Cấp Sổ:
Xem tại đây
6. Khóa Học Xin Phép Xây Dựng và Hoàn Công Nhà Đất:
Xem tại đây
7. Khóa Học Đầu Tư Nhà Đất Cơ Bản:
Xem tại đây
8. Khóa Học Quy Trình Pháp Lý Dự Án Bất Động Sản:
Xem tại đây

—————————————————–

☀️. THAM GROUP ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH MỚI NHẤT VÀ CHÍNH XÁC:

—————————————————–

1. GROUP TÂY NINH CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

2. GROUP SÀI GÒN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

3. GROUP BÌNH DƯƠNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

4. GROUP VŨNG TÀU CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

5. GROUP ĐỒNG NAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

6. GROUP LONG AN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

7. GROUP BÌNH THUẬN CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

8. GROUP ĐĂK LĂK CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

9. GROUP KON TUM CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

10. GROUP LÂM ĐỒNG CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

11. GROUP GIA LAI CHECK QUY HOẠCH – datsach.net

Tham gia tại đây

12. GROUP BÌNH PHƯỚC CHECK QH – datsach.net

Tham gia tại đây

—————————————————–

☀️. CÁC GROUP CHIA SẺ CHO TẶNG FILE QUY HOẠCH MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC:

—————————————————–

1. Nhóm Cho Tặng Bản Đồ Quy Hoạch Miễn Phí Toàn Quốc

Tham gia tại đây

2. Chia Sẻ Thông Tin Quy Hoạch

Tham gia tại đây

3. Chia Sẻ File Quy Hoạch Toàn Quốc

Tham gia tại đây

4. Wedsite Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF của 63 Tỉnh Thành

Tham gia tại đây

5. Nhóm FB Chia Sẻ File Quy Hoạch PDF và KMZ của 63 Tỉnh Thành

Tham gia tại đây

5/5 - (1 bình chọn)