GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Tìm hiểu về giấy phép xây dựng là gì cùng những thông tin quan trọng khác về giấy phép xây dựng giúp những dự án xây dựng được triển khai một cách thuận lợi hơn.

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

1. KHÁI QUÁT THÔNG TIN KHÔNG THỂ BỎ QUA VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm cơ bản cần nắm rõ về giấy phép xây dựng là gì?
Tìm hiểu về giấy phép xây dựng giúp các công trình xây dựng được triển khai một cách dễ dàng hơn

Khi làm ngành xây dựng, muốn tìm việc làm xây dựng thì những kỹ sư xây dựng và các cơ quan xây dựng cần nắm rõ thế nào là giấy phép xây dựng. Nội dung dưới đây sẽ giải thích rõ ràng về giấy phép xây dựng để các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm giấy phép xây dựng:

Căn cứ vào Điều 3, tại Khoản 17 của Bộ Luật Xây dựng, ban hành năm 2014 , có đưa ra khái niệm về giấy phép xây dựng như sau:

– “Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

1.2. Phân loại giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng được chia làm 2 loại đó là:

• Giấy phép xây dựng có thời hạn: Loại giấy phép này được cấp cho các dự án xây dựng công trình, các loại công trình nhà ở, nhà dân có thời hạn sử dụng nhất định theo kế hoạch thực hiện.
• Giấy phép xây dựng được cấp theo giai đoạn: Loại giấy phép xây dựng này được cấp phép đối với từng phần nhỏ của các công trình xây dựng hoặc là đối với từng công trình xây dựng của dự án xây dựng trong quá trình thiết kế xây dựng của các công trình hoặc là của những dự án chưa được hoàn thiện xong.

1.3. Đối tượng được miễn sử dụng giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng được miễn đối với một số trường hợp được quy định theo quy định của Nhà nước

Tùy vào từng quốc sẽ mà có những quy định khác nhau về đối tượng được cấp và sử dụng giấy phép xây dựng và suất đầu tư là gì. Tại Việt Nam, các đối tượng sau đây được cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

• Công trình bí mật của Nhà nước (Được xây dựng theo lệnh khẩn cấp của Nhà nước, các công trình nhỏ lẻ để phục vụ cho việc xây dựng công trình chính).
• Công trình không đi qua đô thị mà được xây dựng theo tuyến công trình, phù hợp với các quy hoạch xây dựng và các dự án đã được Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền duyệt.
• Các công trình thuộc dự án xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp, các khu công nghệ cao và các khu chế xuất, khu nhà ở được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
• Các công trình hạ tầng có quy mô nhỏ trên địa bàn của xã xã nghèo, các xã miền núi và vùng sâu vùng xa.
• Tất cả những công trình có kế hoạch để đưa vào sửa chữa và lắp đặt những thiết bị bên trong nhưng không làm thay đổi về kiến trúc cũng như kết cấu của công trình.
• Các công trình thuộc các dự án đã được Nhà nước và các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
Đối với các công trình trong đô thị cần đáp ứng những điều kiện sau:

• Công trình đó cần phải phù hợp với việc quy hoạch xây dựng chi tiết và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
• Công trình đó phải đảm bảo các quy định về chỉ giới đường bộ, các chỉ giới xây dựng, những yêu cầu về an toàn đối với các công trình xung quanh và đảm bảo hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, các di tích – di sản – lịch sử văn hóa…
• Đảm bảo về mật độ cũng như không làm ảnh hưởng đến những công trình xung quanh, cảnh quan, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh, môi trường, ánh sáng, phòng cháy chữa cháy…
• Đảm bảo khoảng cách đối với các công trình là kho chứa các chất độc hại, các công trình vệ sinh công cộng, các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…
• Các công trình lớn như các tòa chung cư, các khu đô thị…. được yêu cầu xây dựng khu vực tầng hầm.

1.5. Thẩm quyền trong vấn đề để cấp giấy phép xây dựng
Những cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:

• UBND cấp Tỉnh: có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các loại công trình xây dựng như sau: Công trình có quy mô lớn, công trình tôn giáo, công trình có kiến trúc đặc thù.
• UBND cấp Huyện: có thẩm quyền cấp giấy phép đối với các công trình trong đô thị, các trung tâm cụm xã.
• Ủy ban nhân dân cấp xã: có thẩm quyền để cấp giấy phép xây dựng đối với những công trình xây dựng thuộc công trình nhà ở riêng lẻ tại nông thôn

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CÓ TRONG MẪU GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Giấy phép xây dựng sẽ bao gồm những nội dung gì?

Trong giấy phép xây dựng cần đảm bảo các nội dung chủ yếu như sau:

• Tên công trình nằm trong dự án xây dựng.
• Họ tên đầy đủ và địa chỉ của chủ đầu tư xây dựng.
• Địa chỉ của công trình.
• Loại công trình trong kế hoạch được đề cập xây dựng.
• Chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
• Mật độ của những công trình đang được quy hoạch xây dựng.
• Hồ sơ sử dụng đất xây dựng.
3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Giấy phép xây dựng được sử dụng bởi nhiều mục đích khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về mục đích của xin cấp giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng giúp tạo điều kiện cho những tổ chức và các hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện thuận lợi các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Giấy phép xây dựng góp phần đảm bảo việc quản lý về việc xây dựng theo những quy hoạch đối với việc tuân thủ những quy định về pháp luật đã ban hành đối với vấn đề xây dựng, bảo vệ những cảnh quan tự nhiên và môi trường, góp phần phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

Giấy phép kinh doanh được sử dụng làm căn cứ giám sát những công trình, giám sát việc thi công và xử lý những vấn đề vi phạm đối với trật tự trong quá trình xây dựng.

4. NHỮNG THỦ TỤC CƠ BẢN CẦN CÓ KHI XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào?

Khi một cá nhân hay tổ chức nào đó xin cấp giấy phép xây dựng thì sẽ gửi hồ sơ xin cấp đến quận. Sau khi đã được cơ quan chức năng kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của giấy phép xây dựng thì sẽ thụ lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, yêu cầu người xin cấp phép đóng phí cấp. Sau 20 ngày, người xin cấp giấy phép sẽ nhận được cấp giấy phép xây dựng.

Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm những giấy tờ cơ bản như sau:

• Đơn xin cấp giấy phép xây dựng: Đơn được ghi theo mẫu đơn theo quy định của Nhà nước.
• Bản vẽ thiết kế công trình xây dựng cần cấp giấy phép.
• Các giấy tờ chứng tỏ chủ đầu tư có quyền sử dụng đất.
• Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi có quy định của Nhà nước.
Những giấy tờ trong hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng sẽ bao gồm:

• Tờ đơn được viết để xin gia hạn giấy phép xây dựng.
• Bản gốc của giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư đã được cấp trước đó.
Lưu ý: Trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, nếu các công trình xây dựng xin cấp phép mà chưa khởi công xây dựng thì người xin cấp giấy phép xây dựng cần phải xin gia hạn giấy phép xây dựng. Thời gian để gia hạn giấy phép xây dựng và cấp giấy phép xây dựng gia hạn trong khoảng thời gian chậm nhất là 5 ngày.

Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng giúp các bạn hiểu được về giấy phép xây dựng cũng như những thông tin có liên quan đến giấy phép xây dựng. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về giấy phép xây dựng sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình xin cấp giấy phép và tiến hành xây dựng các công trình.

Nội dung các công việc thực hiện
– Tư vấn cho các bên về việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc chuyển mục đích sử dụng đất;
– Làm việc với công ty Địa chính để đo kích thước thửa đất (Trong trường hợp cần phải đo đạc);
– Tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký để bảo đảm tính hợp lệ của hồ sơ;
– Xin phép xây dựng và hoàn công xây dựng.
– Tranh chấp đất đai
– Dịch vụ làm sổ đỏ, sổ hồng
– Thẩm định giá, định giá tài sản
Thông tin liên hệ cấp sổ và xin phép xây dựng:
Phone và Zalo, Viber: 036.3232.739
Email: datsach.com.vn@gmail.com
web: datsach.net
5/5 - (1 bình chọn)