Tài liệu và Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm MicroStation V8i

Tài liệu và Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm MicroStation V8i

Mọi thắc mắc mọi người xin liên hệ theo vào Nhóm ZALO để được giải đáp sớm nhất hoặc các bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết và có thể xem trên kênh YOUTUBE datsach TV để xem các hướng dẫn và hãy để lại 1 đăng ký + ấn chuông và bình luận phía dưới clip nhé. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website chúc các bạn một ngày tốt lành.

Lưu ý:

– Tắt hết chương trình diệt vi rút và chế độ bảo vệ của Windows trước khi load và cài đặt ạ!

– nếu cài đặt bị lỗi thì Tắt hết chương trình diệt vi rút và chế độ bảo vệ của Windows trước khi load về.

Tài liệu Phần mềm MicroStation V8i: download tại đây:

A.  HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION

PHẦN I:

CĂN BẢN VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION

Bài Học Chung về MicroStation V8i cần tham khảo thêm:

MicroStation V8i SELECTseries 3 – YouTube

Bài Học về Kiểm Tra Quy Hoạch và Đầu Tư Cơ Bản:

KHOÁ HỌC TRA CỨU QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CƠ BẢN – YouTube

  1. Khái Niệm Về Design File.

– Nội Dung chính bài học:

– Giữ phím Ctrl và Nhấn Chuột Phải vào đường link.

Bài A.I.1: KHÁI NIỆM VỀ DESIGN FILE Trong Phần Mềm MICROSTATION V8i – YouTube

  1. Tạo Design File.

– Khởi động MicroStation v8i à Xuất hiện hộp hội thoại à Chọn vào New file à Đặt tên file à Chọn đường dẫn đến Seed file à Ok.

– Lưu ý:

– Design file có định dạng V7  thì không mở được trên V8i,

– Nếu muốn sử dụng V8i mở bản đồ V7 mà không làm thay đổi định dạng V7 thì ta Chọn Workspace à Configuration à All (Alphabetical) à MS_OPENV7 à Edit à Đổi số 0 thành số 3. (hoặc có thể mở bản đồ bằng Vietmap/Gcadas)

  1. Kiểm Tra Đơn Vị Bản Vẽ.

– Settings à Design file/Working Units.

Hệ thống đơn vị đo (Working Unit)

– Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m);

– Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): milimét (mm);

– Độ phân giải (Resolution): 1000;

– Tọa độ điểm trung tâm làm việc: X: 500000 m, Y: 1000000 m.

  1. Nén File Design Đang Active

– Khi xóa một đổi tượng trong file Design ở chế độ active, đối tượng này không bị xóa hẳn ra khỏi file Design mà chỉ được đánh dấu là đã bị xóa. Do đó, Compressing file Design để xóa hẳn các đối tượng đã được đánh dấu xóa và để làm giảm kích thước file Design.

– Để giảm kích thước file thiết kế, từ menu File chọn Compress Design. Lập tức dung lượng file *.DGN sẽ được giảm kích thước lại.

  1. Mở Một Design File Dưới Dạng Một Reference File ( file tham khảo).

– Mở một Reference file: File → Reference à xuất hiện hộp hội thoại Reference Files à chọn Tools → Attach.

– Đóng một Reference file: Trong hộp hội thoại Reference File à chọn file cần đóng chọn Tools → Detach.

Lưu ý: Nếu Reference mà file bị bay xa nhau thì kiểm tra lại độ phân giải seed file, và chọn lại X,Y trên hộp thoại Reference.

  1. Tắt, Bật Chế Độ Tự Động Lưu Trong Microtation.

– Tắt chế độ tự động lưu: Workspake à References à Operation à Bỏ tính dòng: Automatically save Design Changes.

– Bật chế độ tự động lưu: Tích vào tính dòng: Automatically save Design Changes.

  1. Cấu Trúc File (.DGN), Khái Niệm Level.

– Dữ liệu trong file dgn được tách riêng thành từng lớp dữ liệu. Mỗi một lớp dữ liệu được gọi là một level. Một file dgn nhiều nhất có 63 level. Các level này được quản lý theo mã số từ 1-63 hoặc theo tên của level do người sử dụng đặt.

– Các level dữ liệu có thể được hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt) trên màn hình. Khi tất cả các level chứa dữ liệu được bật, màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội dung của bản vẽ. Ta cũng có thể tắt tất cả các level trừ level đang hoạt động gọi là Active level. Active level là level các đối tượng sẽ được vẽ trên đó.

– Cách bật, tắt level: Dùng tổ hợp phím <Ctrl+E>, xuất hiện hộp View Levels.

  1. Đối Tượng Đồ Họa (Element).

– Khái niệm đối tượng (element)

Mỗi một đối tượng đồ hoạ xây dựng lên Design file được gọi là một Element. Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích. Mỗi một element được định nghĩa bởi các thuộc tính đồ hoạ sau:

  1. Level: (1-63)
  2. Color: (1-255)
  3. Line Weight: (1-31)
  4. Line Style: (0-7, custom style)
  5. Fill color: (cho các đối tượng đóng vùng tô màu).

– Các kiểu đối tượng (element type) sử dụng cho các bản đồ số.

  1. Kiểu Element thể hiện các đối tượng DẠNG ĐIỂM:

– Là 1 Point = Line (đoạn thẳng) có độ dài bằng 0.

– Là 1 Cell (Một ký hiệu nhỏ) được vẽ trong MicroStation. Mỗi một cell được định nghĩa bởi một tên riêng và được lưu trữ trong một thư viện cell (Cell Library).

  1. Kiểu Element thể hiện các đối tượng DẠNG ĐƯỜNG:
  • Line: Đoạn thẳng nối giữa hai điểm.
  • LineString: Đường gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền với nhau. (số đoạn thẳng < 100)
  • Chain: Là một đường tạo bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau.
  • Complex String: Số đoạn thẳng tạo lên đường > 100.
  1. 3. Kiểu Element thể hiện các đối tượng DẠNG VÙNG:
  • Shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo lên đường bao của vùng lớn nhất bằng 100.
  • Complex Shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo lên đường bao của vùng lớn hơn 100 hoặc là một vùng được tạo từ những line hoặc linestring rời nhau.
  1. 4. Kiểu Element thể hiện các đối tượng DẠNG CHỮ VIẾT.

– Text: Đối tượng đồ hoạ ở dạng chữ viết.

– Text Node: Nhiều đối tượng text được nhóm lại thành một element.

  1. Thay Đổi Nền (Backgrought).

Setting à Collor table à kích đúp vào chữ B góc dưới phải của hộp thoại à Chọn màu Backgrought à Nhấn Attach

  1. Bảng Thuộc Tính Hiển Thị (View Attributes).

Từ menu của MicroStation chọn Settings/ViewAttributes (hoặc ấn Ctrl + B)

Xuất hiện bảng thuộc tính hiển thị trên màn hình cho phép người sử dụng đặt các thuộc tính hiển thị cho từng cửa sổ. Muốn chọn thuộc tính nào thì đánh dấu chọn ở ô tương ứng, sau đó ấn Apply để xác nhận.

– Fill: Cho phép hiển thị chế độ tô màu đối với những vùng kín được tô màu. Nếu chế độ Fill không được chọn thì tất cả các vùng được tô màu (kể cả những vùng được fill màu từ trước) sẽ không được hiển thị màu đã fill trên màn hình cũng như khi in ra.

– Line Styles: Cho phép sử dụng kiểu đường do người sử dụng tự thiết kế, Nếu chế độ Line Styles không được chọn thì MicroStation chỉ cho phép hiển thị 8 kiểu đường cơ bản từ 0 – 7.
– Line Weights: Cho phép hiển thị các yếu tố với lực nét thực tế mà người sử dụng đã chọn. Nếu không chọn chế độ này, lực nét ngầm định bằng 0.

– Patterns: Cho phép hiển thị chế độ trải Patterns của các đối tượng.

– Text: Cho phép/không cho phép hiển thị chữ trên màn hình.

  1. Ghép Các Mảnh Bản Đồ Trên V8i. (Copy Tại Chỗ).

(Copy đối tượng và dán với khoảng cách = 0 (Dán ngay tại vị trí đó))

Bước 1: Tạo 1 tờ bản đồ để ghép các mảnh BĐ vào đó

Chọn 1 tờ BĐ bất kỳ à Copy tờ BĐ đó thành 1 file mới à Đặt tên là “Tong”

Bước 2: Reference tất cả các mảnh bản đồ cần ghép

Bước 3: Chọn toàn bộ các tờ bản đồ reference

– Tắt toàn bộ level chứa dữ liệu trên bản đồ tổng (Chỉ mở level active không chứa dữ liệu)

–  Mở toàn bộ level của các file reference

Bước 4: Ghép các mảnh bản đồ

Chọn toàn bộ đối tượng à Chọn lệnh copy

Bước 5: Mở hộp thoại Key in

Help à Key in Broser à Xuất hiện hộp thoại Key inà Nhập vào dòng lệnh key in dx=0 à Enter

 

 

 

PHẦN II.

CÁC NHÓM LỆNH HỖ TRỢ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ

(TRONG THANH MAIN TASKS)

 

  1. Nhóm Lệnh Chọn Đối Tượng Element Selection.

*. Ghi chú: Công cụ chọn nâng cao Selec By Attribute: Edit à Select By Atribute

 

 

  1. Nhóm Lệnh Làm Việc Với Fence.

1: Place Fence: Tạo Fence.

2: Modify Fence: Sửa chữa Fence.

3: Manipulate Fence Contents: Sao chép, dịch chuyển, quay các đối tượng sử dụng Fence.

4: Delete Fence Contents: Xóa các đối tượng sử dụng Fence.

5: Drop Fence Contents: Phá vỡ liên kết (Drop) giữa các đối tượng khi làm việc với Fence

*. Chú ý: Khi thực hiện các lệnh có sử dụng Fence, các lệnh sẽ có tác dụng khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của Fence:

1: Inside: Tác dụng đối với các đối tượng nằm hoàn toàn trong Fence.

2: Overlap: Tác dụng đối với những đối tượng nằm trong Fence và những đối tượng cắt Fence, tiếp xúc trong với Fence.

3: Clip: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn trong Fence và phần nằm trong Fence của những đối tượng cắt Fence.

4: Void: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn ngoài Fence.

5: Void Overlap: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn ngoài Fence và những đối tượng cắt Fence, tiếp xúc ngoài với Fence.

6: Void Clip: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn ngoài Fence và phần nằm ngoài Fence của những đối tượng cắt Fence.

  1. Nhóm Lệnh Sao Chép, Dịch Chuyển Đối Tượng

1: Copy Element: Sao chép đối tượng

2: Move Element: Dịch chuyển đối tượng.

3: Scale Element: Thay đổi tỷ lệ đối tượng.

4: Rotate: Quay đối tượng.

– Active Angle: Quay đối tượng ngược chiều kim đồng hồ một gốc tùy chỉnh.

– 2 Points: Góc quay được xác định bởi hai điểm bấm chuột.

– 3 points: Góc quay được xác định bởi ba điểm bấm chuột.

5: Mirror: Lấy đối xứng với đối tượng.

– Vertical: Đối xứng qua trục dọc

– Horizotal: Đối xứng qua trục ngang

– Line: Đối xứng qua đường line

– About Element Center: Giữ tâm đối tượng

6: Construct Array: Tạo mảng.

+ Array Type: Kiểu mảng

– Rectangular: Mảng hình chữ nhật,

– Polar: Mảng hình tròn.

– Rows: Số hàng của mảng.

– Columns: Số cột của mảng.

– Rows Spacing: Khoảng cách giữa các hàng.

– Column Spacing: Khoảng cách giữa các cột.

  1. Align by Element Edge: Kéo thẳng hàng các đối tượng đến cạnh của đối tượng khác

Cách dùng: Chọn lệnh à Chọn lệnh căn lề (left) à Chọn cạnh à Chọn đối tượng

  1. Move parallel: Copy song song
  2. Nhóm Lệnh Thao Tác Điều Khiển Màn Hình.

– Các công cụ sử dụng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình được bố trí ở góc dưới bên trái của mỗi một cửa sổ (Window).

  1. Update: Vẽ lại nội dung của cửa sổ màn hình đó.
  2. Zoom in: Phóng to nội dung.
  3. Zoom out: Thu nhỏ nội dung.
  4. Window area: Phóng to nội dung trong một vùng.
  5. Fit view: Thu toàn bộ nội dung của bản vẽ vào trong màn hình.
  6. View Rotaion: Xoay đối tượng trên màn hình.
  7. Pan view: Dịch chuyển nội dung theo một hướng nhất định.
  8. View previous: Quay lại chế độ màn hình lúc trước.
  9. View next: Quay lại chế độ màn hình lúc trước khi sử dụng lệnh View previous.

 

 

 

  1. Nhóm Lệnh Thay Đổi Thuộc Tính Của Đối Tượng.
  2. Change Element Attributes: Thay đổi thuộc tính đối tượng

– Level: Thay đổi lớp.

– Color: Thay đổi màu sắc đối tượng.

– Style: Thay đổi kiểu đường nét.

– Weight: Thay đổi lực nét đối tượng.

  1. Change to Active Area: Thay đổi kiểu vùng hole/solid

– Hole: vùng rỗng

– Solid: Vùng đặc

  1. Change Element Fill Type: Thay đổi thuộc tính của các đối tượng dạng vùng.

– Fill Type: Kiểu tô màu. (Opaque tô cả viền cùng màu, Outlined tô viền màu khác)

– Fill Color: Màu tô.

  1. Match Element Attributes: Thay đổi các yếu tố thuộc tính hoạt động

(Cụ thể: Thay đổi thuộc tính trong Match Element Attributes thì thanh Atributes sẽ được thay đổi)

  1. Nhóm Lệnh Tạo Liên Kết/Phá Vỡ Liên Kiết Các Đối Tượng.

1: Drop Element: Dùng để chia nhỏ đối tượng thành các phần nhỏ hơn.

2: Create Complex Change: Dùng để tạo complex chain, một đối tượng được tạo ra từ nhiều đối tượng khác (line, line string, arc, curve) (Group các đối tượng rời rạc thành 1 đối tượng không khép kín)

3: Create Complex Shape: Dùng để tạo complex shape (đối tượng đóng kín) từ nhiều đối tượng nhỏ hơn(line, line string, arc, curve, và B-spline curve). Có hai cách tạo complex shape:

+ Manual: Tạo vùng bằng cách chọn lần lượt các đối tượng của vùng. Nếu các đối tượng không khép kín, chương trình tự động khép kín vùng.

+ Automatic: Bấm chuột vào 1 đường bao của vùng, chương trình tự động dò tìm đường bao của vùng. Nếu chọn sai đường bao, ấn phím phải chuột, chương trình sẽ dò tìm theo hướng khác.

4: Create Region: Lệnh tô màu cho đối tượng khép kín.

Chọn phương pháp tạo vùng (Method)

– Intersection: Lấy vùng là giao của 2 vùng.

– Union: Cộng vùng (vùng kết hợp bởi hai vùng)

– Deffrence: Trừ vùng (Vùng không nằm trong phần giao nhau giữa hai đối tượng)

– Flood: Tạo vùng (Vùng được đóng bởi các đối tượng khác nhau, hay nói cách khác để chuyển từ dạng line sang dạng vùng (chuyển cùng lúc nhiều line thành vùng))

+ Chọn phương pháp tạo vùng là Flood.

+ Chọn kiểu tô màu (Fill Type)

=> None: Không tô màu.

=> Opaque: Tô màu không có đường viền. (Chọn kiểu này)

=> Outlined: Tô màu có màu viền vùng (màu viền quanh vùng là màu trên thanh công cụ Primary Tools)

+ Chọn màu tô: Fill Color.

+ Đánh dấu vào Keep Original để giữ các vùng xung quanh.

– Sau đó, bấm chuột vào 1 điểm ở trong thửa đất, con chuột sẽ tự động dò tìm đường bao của thửa đất, ấn tiếp phím Data kết thúc tô màu.

5: Add to Graphic Group: Tạo một nhóm đối tượng/Thêm đối tượng vào nhóm/Nhập hai nhóm đối tượng thành một

6: Drop from Graphic Group: Loại bỏ (drop) các đối tượng khỏi nhóm hoặc phân chia một nhóm thành các đối tượng thành phần

7: Group Holes: Dùng để đặt một Hole (lỗ thủng) trong một hình Solid (vùng đặc)

Cách dùng: Chọn lệnh à Chọn vùng Solid à Chọn vùng hole.

  1. Nhóm Lệnh Sửa Chữa Đối Tượng.

1: Modify Element: Thay đổi 2 đầu mút đối tượng.

2: Break Element: Xóa, Bẻ gãy một phần của đối tượng

2.1. Break by tow point: Cắt đối tượng bằng 2 điểm

2.2.  Break by point: Bẻ gãy đối tượng tại 1 điểm

2.3. Break by drag line: Cắt nhiều đoạn thẳng cùng lúc bằng 1 line cắt ngang

Cách dùng: Chọn lệnh Break by drag line à vẽ đường thẳng cắt ngang những vị trí cần cắt.

2.4. Break by element: Cắt đối tượng bằng Element

Cách dùng: Vẽ Element cắt qua đối tượng à Chọn lệnh Break by element à Bấm chuột vào Element à Sau đó bấm chuột vào đối tượng cần cắt

3: Extend Line: Kéo dài/thu ngắn đối tượng (hướng không đổi)

4: Trim to Intersection: Cắt 2 đối tượng đến giao điểm của hai đối tượng đó.

5: Trim to element: Kéo dài đối tượng đến giao với một đối tượng khác.

Cách dùng: Chọn lệnh à Chọn đối tượng cần kéo dài à Chọn đối tượng giới hạn

– Tích vào Select cuting element first: Nếu cần cắt đối tượng giới hạn đến vị trí giao nhau.

6: Trim Mutipe: Dùng để cắt/kéo dài một/nhiều đối tượng tại các điểm giao nhau giữa chúng với một/nhiều đối tượng.

6.1. Trim and Extend: Cắt/kéo dài 1 đối tượng

– Cách dùng: Chọn lệnh à Chọn đối tượng giới hạn à Chọn đối tượng cắt/kéo dài

6.2. Trim: Cắt cùng lúc nhiều đối tượng

– Cách dùng: Chọn lệnh à Chọn đối tượng giới hạn à Vẽ đường line cắt nhiều đối tượng cùng lúc

6.3. Extend: Kéo dài cùng lúc nhiều đối tượng

– Cách dùng: Chọn lệnh à Chọn đối tượng giới hạn à Vẽ đường line cắt qua các đối tượng để kéo dài các đối tượng đó cùng lúc

  1. Insert vertex: Thêm đỉnh.
  2. Delete vertex: xóa đỉnh
  3. 9. Construct Circular Fillet: Tạo cung tròn Arc giữa 2 đối tượng

Ghi chú: Cung Arc là cung có 3 điểm

  1. 10. Construct parabolic Fillet: Tạo cung tròn Curve giữa 2 đối tượng

Ghi chú: Cung Curve là cung có n điểm

  1. 11. Construct Chamfe: Tạo cung vát bằng line giữa 2 đối tượng
  2. Lệnh Xóa Đối Tượng.
  3. Nhóm Lệnh Đo (Measure).

1: Measure Distance: Đo khoảng cách trên một đối tượng, giữa hai điểm, giữa điểm và đối tượng, khoảng cách ngắn nhất giữa hai đối tượng.

1.1. Between point: Đo khoảng cách giữa 2 điểm

1.2. Along Element: Đo chiều dài đối tượng giữa 2 lần bấm chuột

1.3. Perpendicular: Đo khoảng cách giữa 2 đối tượng

1.4. Minimum Between: Đo khoảng cách ngắn nhất giữa 2 đối tượng

1.5. Maximum Between: Đo khoảng cách lớn nhất giữa 2 đối tượng

2: Measure Radius: Đo bán kính của đường tròn hoặc cung tròn.

3: Measure Angle: Đo góc tạo bởi hai đường thẳng.

4: Measure Length: Đo chiều dài của đoạn thẳng.

5: Measure Area: Đo diện tích của của đối tượng dạng vùng.

6: Measure Volume: Đo thể tích (chỉ dùng được cho các đối tượng dạng 3D).

 

 

 

PHẦN III

CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN (DRAWING TRONG THANH MAIN TASKS)

 

  1. Nhóm Lệnh Vẽ Đối Tượng Dạng Tuyến ( Linear Elements):

1: Place Smartline: Vẽ đường thẳng dạng tuyến.

2: Place Line : vẽ đường thẳng đơn. Lệnh này cho phép vẽ đoạn thẳng với chiều dài và góc quay cho trước.

– Nhập độ dài (length)

– Nhập góc quay (angle)

3: Place Multi Line: Vẽ đường Multi Line

4: Place Tream Line String: Vẽ đường cong dạng chuỗi

5: Place Point or Tream Curve: Vẽ đường có điểm uốn

6: Construct Angle Bisector: Vẽ đường phân giác

– Cách dùng: Chọn lệnh à Chọn điểm đầu à Chọn đỉnh à Chọn điểm cuối

7: Construct Minimum Distance Line: Vẽ đoạn thẳng ngắn nhất giữa 2 đối tượng

8: Construct Line at Active Angle: Vẽ đường thẳng tạo với một đối tượng cho trước một góc nghiêng nhất định

  1. Nhóm Lệnh Vẽ Vùng (Polygons):

1: Place Block: Vẽ hình chữ nhật

2: Place Shape: Vẽ đa giác tự do

3: Place Orthogonal Shape: Vẽ đa giác có các góc đều vuông.

4: Place Regular Polygon: Vẽ đa giác đều.

Fill Type: Chọn kiểu tô màu

None: Không tô màu

Opaque: Tô màu tràn viền

Outlined: Tô màu trừ viền

  1. Nhóm Lệnh Vẽ Vòng Tròn, Vẽ Cung (Arcs):

3.1. Vẽ Vòng Tròn.

 

– Center: Vẽ theo tâm (vẽ từ tâm đường tròn vẽ ra)

– Egde: Cạnh biên (Đường tròn sẽ được giới hạn từ cạnh biên)

– Diameter: Đường kính ( Vẽ theo 1 đường kính cho trước hoặc giả định)

– Solid (vùng đặc), hole (vùng rỗng)

3.2. Vẽ Cung (Arcs).

1: Place Arc: Vẽ cung tròn

2: Place Half Ellipse: Vẽ một cung của hình Elíp

3: Place Quarter Ellipse: Dạng một nửa của Place Half Ellipse

4: Modify Arc Radius: Thay đổi cung tròn (2 đầu mút của cung cố định)

5: Modify Arc Angle: Thay đổi độ lớn của cung

6: Modify Arc Axis: Thay đổi cung theo một trục nhất định.

  1. Nhóm Lệnh Trải Mẫu Vẽ (Pattern):
  2. Hatch Area: Trải vùng bằng các đường thẳng song song nhau
  3. Crosshatch Area: Trải vùng bằng các đường Cross (đường đan chéo nhau)
  4. Pattern Area: Trải vùng bằng các patten cell (Chọn Cell trước khi trải)
  5. Linear Pattern: Trải dọc theo một đối tượng tuyến tính
  6. Show Pattern Attributes: Chọn hiển thị góc và tỷ lệ của một đối tượng được pattern
  7. Match Pattern Attributes: Đặt các thông số hiện thời giống với các thông số của một đối tượng đượng pattern từ trước.
  8. Delete Pattern: Xóa pattern.
  9. Nhóm Lệnh Vẽ Chữ (Text):
  10. Place text: Lệnh vẽ chữ: Các phương pháp viết chữ (Method):

– By Origin: Đặt text theo các thông số hiện thời.

– Fitted: Đăt text giữa hai điểm bấm chuột.

– View Independent: Đặt text theo các thông số hiện không phụ thuộc vào góc quay của màn hình.

– Fitted V(iew) I(ndependent): Kết hợp giữa hai chế độ Fitted và View Independent.

– Above Element: Đặt phía trên một đường thẳng.

– Below Element: Đặt phía dưới một đường thẳng.

– On Element: Đặt text trên một line, line string, shape, B-spline curve, hoặc multi-line với các thông số hiện thời.

– Along Element: Dọc theo đối tượng

Text được đặt trên/dưới của một đối tượng (curve, B-spline curve, arc, ellipse, line, line string, hoặc shape). Mỗi kí tự được đặt như một text độc lập tạo thành một nhóm đối tượng.

– Word warp: Đặt text theo rectange.

  1. Place node: Vẽ chữ (có mũi tên chỉ để chú thích cho một đối tượng)
  2. Edit Text: Sửa đổi nội dung của text/text note
  3. Display Text Attributes: Hiển thị các thông tin của text/text note
  4. Match Text Attributes: Đặt thông số hiện thời cho text theo một text có sẵn

8: Change Text Attributes: Thay đổi thuộc tính text.

– Line Spacing: thay đổi khoảng cách giữa các dòng (dãn dòng).

– Interchar.Spacing: Thay đổi giãn cách giữa các ký tự

– Slant: thay đổi độ nghiêng (Slant) của text

– Underline: đặt và thay đổi chế độ gạch chân.

– Vertical: đặt và thay đổi chế độ chữ đứng (vertical text)

– View: Xác định định hướng của text với chế độ quay màn hình

– Dependent: Quay text khi quay màn hình;

– Independent: Không quay text khi quay màn hình

– Justification: Chọn kiểu canh lề (từ bên trái, từ bên phải, từ giữa…)

– Fence: Liên kết với fence để thay đổi thông số cho các đối tượng chữ.

  1. Plate text node: Đặt một text note trống để đặt text sau này
  2. Copy and Increment Text: Copy và tăng giảm text dạng số.

*. Tìm Kiếm Và Thay Thế Text Trong Microtation.

Chọn Edit  à Find/Replace text à xuất hiện hộp thoại Replace text

– Trường hợp 1: Tìm kiếm tất cả các đối tượng có chứa ký tự text cần tìm

Ta tích vào Match Case.

– Trường hợp 2: Chỉ tìm kiếm những đối tượng có ký tự text cần tìm

Ta tích vào Whole Words và bỏ tích ở Match Case.

– Trường hợp 3: In cell (chỉ tích mỗi in cell) tất cả các đối tượng có chứa ký tự text cần tìm.

  1. Nhóm Lệnh Vẽ Điểm (Points):
  2. Place Active Point: Tạo điểm
  3. Construct Points Between Data Points: Tạo một số nhất định các điểm liên tiếp với khoảng cách đều nhau
  4. Project Points Onto Element : Đặt điểm trên một đối tượng được chọn.
  5. Construct Point at Intersection: Đặt một điểm tại chỗ giao nhau của 2 đối tượng.
  6. Construct Point Along Element: Đặt một số nhất định các điểm trên đối tượng giữa hai lần bấm chuột.
  7. Construct Point @ Distance Along Element: Tạo một điểm nằm trên đối tượng và cách điểm bấm chuột một khoảng cách cho trước.

*. Nhập tọa độ điểm trong Microtation V8i:

– Bước 1: Mở hộp thoại Key in

Help à Key in Broser à Xuất hiện hộp thoại Key in

– Bước 2: Atach Cell

Element à Cell à Xuất hiện hộp thoại à Chọn File à Attach

– Bước 3. Nhập tọa độ điểm

Chọn lệnh point à Nhập tọa độ điểm vào Key in à Enter

*. Xem tọa độ điểm trong Microstation:

Cách 1:  Sử dụng công cụ Element information.

Cách 2: Sử dụng công cụ XYZ Text (Xem, Ghi chú, Xuất tọa độ).

– Trên Microstation SE: Tools à Annotation à XYZ Text

– Trên Microstation V8i: Tools à Dimensions à XYZ Text

*. Các chế độ bắt điểm (Snap Mode).

  1. Tooggle Accusnap: Tắt mở chế độ bắt điểm
  2. Near Snap point: Vị trí gần nhất trên đối tượng
  3. Key Point Snap: Điểm nút gần nhất trên đối tượng.
  4. Mid Point Snap: Trung điểm của đối tượng
  5. Center Snap: Tâm điểm của đối tượng.
  6. Origin Snap: Điểm gốc của cell
  7. Bisector Snap: Điểm giữa của đối tượng
  8. Intersect Snap: Điểm giao nhau giữa 2 đối tượng.
  9. Tangent Snap: Tiếp tuyến
  10. Perpendicular Snap: Vuông góc
  11. Parallel Snap: Song song
  12. Multi Snap: Chế độ bắt đa điểm (Bắt điểm tự động)

 

 

PHẦN IV

MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC TRÊN PHẦN MỀM MICROSTATION

 

  1. Thêm Thư Viện Tọa Độ Vn2000:

Trên Menu chọn à Workspake => Configuration => Chọn All (Alphabetical)  => Bấm NEW  => Nhập các thông số sau đó khởi động lại phần mềm.

+ Ở mục Variable: Nhập dòng lệnh:

MS_GEOCOORDINATE_USERLIBRARIES

+ Ở mục New value: Nhập đường dẫn đến file VN2000.dty

Ví dụ: C:\vn\VN2000.dty

  1. Nắn Ảnh:

– Bước 1: Tạo Dsign file

+ Nhập tọa độ điểm gốc à Vẽ khung lưới km

+ Khởi động công cụ Raster Control: Tool à Raster à Raster Control

– Bước 2: Mở file ảnh

Trên thanh công cụ Raster Control à Chọn Attach à Chọn ảnh à XHHT

+ Ở mục Place Interactively à Chọn Yes à Attach à Chọn vị trí đặt ảnh

– Bước 3: Di chuyển ảnh vào khung lưới

Sử dụng công cụ Move trên thành công cụ Raster Control à Di chuyển ảnh vào vị trí tương đối so với khung lưới

(Bấm chuột vào điểm góc khung trên ảnh à Bắt điểm vào điểm góc khung trên khung lưới km)

– Bước 4: Nắn ảnh

Chọn Warp à Trong mục Method: Chọn Affine (Move, Scale, Rotate, Skew)

+ Chọn điểm nắn trên ảnh à Sau đó chọn điểm nắn tương ứng trên lưới km (Lần lượt làm cho 4 điểm) à Sau đó click phải chuột để thực hiện nắn và ngắt lệnh.

 

  1. Hướng Dẫn Sử Dụng gCadas:

– Bước 1: Mở gCadas lên =>  Hệ Thống =>  kết nối cơ sở dữ liệu => thiết lập đường dẫn thuộc tính.

– Bước 2: Hệ Thống =>  thiết lập đơn vị hành chính.

 

 

– Bước 3: Bản đồ =>  Topology =>  Sửa lỗi tự động, Chọn lớp chưa ranh thửa

– Bước 4: Bản đồ =>  Topology =>  tạo ranh thửa đất, Chọn lớp cần tạo.

– Bước 5: Hồ sơ =>  Nhập thông tin từ nhãn => Chọn lớp nhãn cần gán.

– Bước : Cơ sở dữ liệu =>  Kết xuất ra vilis2.0 =>  Xuất shape file như hình.

B.  HƯỚNG DẪN XEM BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH.

PHẦN 1

HƯỚNG DẪN XEM VÀ XỬ LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

  1. Bản Đồ Địa Chính Là Gì:

– Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. (Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

– Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.

  1. Nội Dung Bản Đồ Địa Chính:

Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:

– Khung bản đồ;

– Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, đểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;

– Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;

– Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;

– Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;

– Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;

– Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;

– Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;

– Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);

– Ghi chú thuyết minh.

Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

  1. Ghi Chú Trên Bản Đồ Địa Chính:

Các ghi chú tắt trên bản đồ chỉ dùng trong trường hợp trên tờ bản đồ không cho phép ghi đầy đủ hoặc nếu ghi đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung và khả năng đọc của bản đồ. Những ghi chú không có quy định viết tắt nêu trong bảng dưới đây thì không được viết tắt.

Nội dung ghi chúViết tắtNội dung ghi chúViết tắtNội dung ghi chúViết tắt
Sông *Sg.Núi *N.Bệnh viện *Bv.
Suối *S.Khu tập thểKTTTrường học *Trg.
Kênh *K.Khách sạnKs.Nông trường *Nt.
Ngòi *Ng.Khu vực cấmCấmLâm trường *Lt.
Rạch *R.Trại, Nhà điều dưỡngĐ.dưỡngCông trường *Ct.
Lạch *L.Nhà văn hóaNVHCông ty *Cty.
Cửa sông *C.Thị xã *TX.Trại chăn nuôiChăn nuôi
Vịnh *V.Thị trấn *TT.Nhà thờN.thờ
Vụng, vũng *Vg.Huyện *H.Công viênC.viên
Đảo *Đ.Bản, Buôn *B.Bưu điện
Quần đảo *Qđ.Thôn *Th.Câu lạc bộCLB
Bán đảo *Bđ.Làng *Lg.Doanh trại quân độiQ.đội
Mũi đất *M.Mường *Mg.Hợp tác xãHTX
Hang *Hg.Xóm *X.
Động *Đg.Ủy ban nhân dânUB

 

Các từ viết tắt có đánh dấu (*) chỉ dùng trong trường hợp chữ viết tắt là danh từ chung của đối tượng có tên riêng đi kèm. Trường hợp không có tên riêng phải viết đầy đủ cả chữ, không viết tắt.

 

  1. Ký Hiệu Đất Thể Hiện Trên Bản Đồ Địa Chính, Mảnh Trích Đo Địa Chính:
STTLoại đất
INHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP
1Đất chuyên trồng lúa nướcLUC
2Đất trồng lúa nước còn lạiLUK
3Đất lúa nươngLUN
4Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK
5Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK
6Đất trồng cây lâu nămCLN
7Đất rừng sản xuấtRSX
8Đất rừng phòng hộRPH
9Đất rừng đặc dụngRDD
10Đất nuôi trồng thủy sảnNTS
11Đất làm muốiLMU
12Đất nông nghiệp khácNKH
IINHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1Đất ở tại nông thônONT
2Đất ở tại đô thịODT
3Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC
4Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS
5Đất xây dựng cơ sở văn hóaDVH
6Đất xây dựng cơ sở y tếDYT
7Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD
8Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT
9Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH
10Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH
11Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG
12Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK
13Đất quốc phòngCQP
14Đất an ninhCAN
15Đất khu công nghiệpSKK
16Đất khu chế xuấtSKT
17Đất cụm công nghiệpSKN
18Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC
19Đất thương mại, dịch vụTMD
20Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS
21Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX
22Đất giao thôngDGT
23Đất thủy lợiDTL
24Đất công trình năng lượngDNL
25Đất công trình bưu chính, viễn thôngDBV
26Đất sinh hoạt cộng đồngDSH
27Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV
28Đất chợDCH
29Đất có di tích lịch sử – văn hóaDDT
30Đất danh lam thắng cảnhDDL
31Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA
32Đất công trình công cộng khácDCK
33Đất cơ sở tôn giáoTON
34Đất cơ sở tín ngưỡngTIN
35Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD
36Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON
37Đất có mặt nước chuyên dùngMNC
38Đất phi nông nghiệp khácPNK
IIINHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
1Đất bằng chưa sử dụngBCS
2Đất đồi núi chưa sử dụngDCS
3Núi đá không có rừng câyNCS

 

 

 

  1. Kinh Tuyến Trục Theo Từng Tỉnh, Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương.

 

STTTỉnh, Thành phốKinh độSTTTỉnh, Thành phốKinh độ
1Lai Châu103°00′33Tiền Giang105°45′
2Điện Biên103°00′34Bến Tre105°45′
3Sơn La104°00′35TP. Hải Phòng105°45′
4Kiên Giang104°30′36TP. Hồ Chí Minh105°45′
5Cà Mau104°30′37Bình Dương105°45′
6Lào Cai104°45′38Tuyên Quang106°00′
7Yên Bái104°45′39Hòa Bình106°00′
8Nghệ An104°45′40Quảng Bình106°00′
9Phú Thọ104°45′41Quảng Trị106°15′
10An Giang104°45′42Bình Phước106°15′
11Thanh Hóa105°00′43Bắc Cạn106°30′
12Vĩnh Phúc105°00′44Thái Nguyên106°30′
13Đồng Tháp105°00′45Bắc Giang107°00′
14TP. Cần Thơ105°00′46Thừa Thiên – Huế107°00′
15Bạc Liêu105°00′47Lạng Sơn107°15′
16Hậu Giang105°00′48Kon Tum107°30′
17TP. Hà Nội105°00′49Quảng Ninh107°45′
18Ninh Bình105°00′50Đồng Nai107°45′
19Hà Nam105°00′51Bà Rịa – Vũng Tàu107°45′
20Hà Giang105°30′52Quảng Nam107°45′
21Hải Dương105°30′53Lâm Đồng107°45′
22Hà Tĩnh105°30′54TP. Đà Nẵng107°45′
23Bắc Ninh105°30′55Quảng Ngãi108°00′
24Hưng Yên105°30′56Ninh Thuận108°15′
25Thái Bình105°30′57Khánh Hòa108°15′
26Nam Định105°30′58Bình Định108°15′
27Tây Ninh105°30′59Đắk Lắk108°30′
28Vĩnh Long105°30′60Đắc Nông108°30′
29Sóc Trăng105°30′61Phú Yên108°30′
30Trà Vinh105°30′62Gia Lai108°30′
31Cao Bằng105°45′63Bình Thuận108°30′
32Long An105°45′

 

  1. Hướng dẫn Cách Phân Lô Thửa Đất.

6.1. Phân Lô Theo Đường Hiện Trạng:

– Các cá nhân và công ty hay làm

6.2. Phân Lô Theo Đường Quy Hoạch:

– ( Dành cho các công ty tập đoàn lớn, các đại gia lớn).

6.3. Phân Lô Theo Đường Tự Mở:

– Đa số dành cho công ty

 

 

PHẦN 2

HƯỚNG DẪN CÁCH XEM VÀ TRA CỨU BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

  1. Bản Đồ Quy Hoạch Là Gì?

– Theo điều 3 của Luật Đất Đai: “Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất bằng cách sắp xếp, phân bổ lại không gian sử dụng để có thể sử dụng hiệu quả trong các hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng.”.

  • Quy hoạch chung

– Quy hoạch 1/5000 là bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 xác định các khu vực chức năng và định hướng giao thông. Loại bản đồ quy hoạch này là cơ sở xác định các mốc giới, địa giới đất phục vụ cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Đồng thời, đây cũng là căn cứ quan trọng để kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, di dân… .

  • Quy hoạch phân khu

– Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 phân chia và xác định chức năng sử dụng đất, mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

– Nếu đã có bản đồ quy hoạch 1/2.000 thì dự án bất động sản đó đã có phân khu chức năng sử dụng đất cũng như cơ sở hạ tầng. Quy hoạch tỷ lệ 1/2000 nhằm xác định vị trí công trình kỹ thuật, ranh giới trên đất, liên quan chặt chẽ tới quyền sử dụng đất, do đó quy hoạch này có giá trị pháp lý cao, là căn cứ để giải quyết tranh tụng..

  • Quy hoạch chi tiết

– Bản đồ quy hoạch 1/500 giúp cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung và quy hoạch phân khu. Bản đồ này quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình cũng như thực hiện xây dựng.

– Vậy nên, khi đã có bản đồ quy hoạch 1/500 thì dự án bất động sản đó đã được xét duyệt xây dựng chi tiết. Đây chính là căn cứ để ra sổ. Nhà đầu tư vì thế có thể yên tâm rót tiền đầu tư dự án.…

 

 

  1. Nội Dung Trên Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất:

2.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

– Định hướng sử dụng đất 10 năm;

– Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;

– Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

– Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

– Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

– Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

2.2. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

– Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

 

 

 

 

 

 

  1. Bảng Các Ký Hiệu Trên Bản Đồ Quy Hoạch

3.1. Các Ký Hiệu Trên Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất

 

 

3.2. Các Ký Hiệu Trên Bản Đồ Quy Hoạch Xây Dựng:

 

  1. Tra Cứu Quy Hoạch:
    • Từ Phần Mềm MicroSation:

Bước 1: Nhận thông tin cần chuyển quy hoạch của khách hàng

Bước 2: Lưu hình ảnh Sổ đỏ vào thư mục ổ đĩa:

– F/test QH/tỉnh/huyện/xã/số tờ/số thửa.

Bước 3: Mở bản đồ địa chính tìm thửa đất

– Tìm thửa đất

– Vẽ lại thửa đất cho đường line lên 4 đổi màu, chụp lại thửa đất, save

Bước 4: Mở bản đồ quy hoạch

– References/tools/attach/chọn thửa đất

– Nhập file tìm thửa đất, cho thửa đất vào giữa màn hình chụp lại 4 lần, lưu vào file.

Bước 5: Copy logo dán lên ảnh đã lưu.

Bước 6: Nhắn khách đã tìm được thửa đất, Copy STK gửi cho khách chuyển tiền, copy ảnh gửi khách.

4.1.1. Tìm Theo Tờ Thửa:

Bước 1: Nhận thông tin cần chuyển quy hoạch của khách hàng

Bước 2: Mở MicroStation chọn theo hinh vẽ:

4.1.2. Tìm Theo Tọa Độ:

Bước 1: Đánh lại tọa độ XY trên sổ thành YX vào notepad:

Bước 2: Chọn như hình vẽ: Chọn đường dẫn đến file tọa độ đã lưu.

4.1.3. Tìm Theo Vị trí khách hàng Share:

Bước 1: Nhận thông tin khách hàng share vị trí thửa đất ngoài thực tế.

Bước 2: Nhấp vào vị tí khách hàng share thửa đất trên zalo => vị trí sẽ hiện trên Google Maps => Copy tọa độ:

Bước 3: Chuyển tọa độ W84 sang VN2000:

Bước 4: Chọn điểm và nhập tọa độ điểm vào mục keyin :

  • Từ Phần Mềm AutoCAD:

Bước 1: Nhận thông tin cần chuyển quy hoạch của khách hàng

Bước 2: Lưu hình ảnh Sổ đỏ vào thư mục ổ đĩa:

– F/test QH/tỉnh/huyện/xã/số tờ/số thửa.

Bước 3: Mở bản đồ địa chính tìm thửa đất file AutoCad

– Tìm thửa đất: Phím tắt find

– Vẽ lại thửa đất cho đường line lên 4 đổi màu, chụp lại thửa đất, save

Bước 4: Mở bản đồ quy hoạch dạng AutoCad

– Nhập phím tắt Xref hoặc Nhập tọa độ ( Nhấn PL rồi nhập tọa độ, enter)

– Nhập file tìm thửa đất.

– Đọc thông tin quy hoạch.

Bước 5: Copy Logo dán lên ảnh đã lưu.

Bước 6: Nhắn khách đã tìm được thửa đất, copy STK gửi cho khách chuyển tiền, copy ảnh gửi khách.

4.2.1. Tìm Theo Tờ Thửa:

Bước 1: Nhận thông tin cần chuyển quy hoạch của khách hàng

Bước 2: Mở AutoCad chọn theo hinh vẽ:

4.2.2. Tìm Theo Tọa Độ:

Bước 1: Đánh lại tọa độ XY trên sổ thành YX vào notepad:

Bước 2: Gõ phím pl => dán tọa độ YX vào, Line sẽ tạo vị trí thửa đất:

4.2.3. Tìm Theo Vị trí khách hàng Share:

Bước 1: Nhận thông tin khách hàng share vị trí thửa đất ngoài thực tế.

Bước 2: Nhấp vào vị tí khách hàng share thửa đất trên zalo => vị trí sẽ hiện trên Google Maps => Copy tọa độ:

Bước 3: Chuyển tọa độ W84 sang VN2000:

Bước 4: Copy lại tọa độ XY trên sổ thành YX vào notepad:

Bước 5: Gõ phím pl => dán tọa độ YX vào, Line sẽ tạo vị trí thửa đất:

 

 

  • Từ Phần Mềm Mapinfor:

Bước 1: Nhận thông tin cần chuyển quy hoạch của khách hàng

Bước 2: Lưu hình ảnh Sổ đỏ vào thư mục ổ đĩa:

– F/test QH/tỉnh/huyện/xã/số tờ/số thửa.

Bước 3: Mở bản Quy Hoạch trong phần mềm đã có dữ liệu địa chính.

– Tìm thửa đất: Query => Select (Hiện hợp thư như hình)

– Vẽ lại thửa đất cho đường line lên 4 đổi màu, chụp lại thửa đất, save

Bước 4: Đọc thông tin quy hoạch.

Bước 5: Copy logo dán lên ảnh đã lưu.

Bước 6: Nhắn khách đã tìm được thửa đất, copy STK gửi cho khách chuyển tiền, copy ảnh gửi khách.

4.3.1. Tìm Theo Tờ Thửa:

4.3.2. Tìm Theo Tọa Độ:

4.3.3. Tìm Theo Vị trí khách hàng Share:

 

  • Từ Phần Mềm ArcMap:

Bước 1: Nhận thông tin cần chuyển quy hoạch của khách hàng

Bước 2: Lưu hình ảnh Sổ đỏ vào thư mục ổ đĩa:

– F/test QH/tỉnh/huyện/xã/số tờ/số thửa.

Bước 3: Mở bản Quy Hoạch trong phần mềm đã có dữ liệu địa chính.

Select=> seclect by atributes=>Chọn Bản Đồ xã Cần Tìm.

Bước 4: Đọc thông tin quy hoạch.

Bước 5: Copy logo dán lên ảnh đã lưu.

4.4.1. Tìm Theo Tờ Thửa:

4.4.2. Tìm Theo Tọa Độ:

4.4.3. Tìm Theo Vị trí khách hàng Share:

 

 

  • Từ Các Ứng Dụng Trên Mạng:

4.5.1. GuLand:

– Tìm Theo Tờ Thửa:

+ Truy cập Guland => vào phần “Quy hoạch” => Vào ô “Tờ Thửa”

+ Xem tại trang 2 của Sổ hồng, Sổ đỏ:

+ Lấy số tờ số thửa và khu vực hành chính nhập vào theo hướng dẫn:

+ Bấm vào ô kính lúp tìm kiếm chờ load rồi xem quy hoạch

– Tìm Theo Vị Trí Tọa Độ:

+ Mở google Map để coppy dãy tọa độ sau đó truy cập vào Guland

+ Chọn phần “Quy hoạch” sau đó nhìn lên trên cùng ở ô thứ 2 có mục “Địa Điểm”

+ Click vào đó rồi dán dãy tọa độ vừa coppy bên Google Map vào ô ” Tìm tọa độ bằng vị trí…”,

+ Sau đó click vào biểu tượng kính lúp bên dưới.

+ Chờ cho Guland load rồi xem vị trí đó có quy hoạch gì.

 

– Kiểm Tra Bằng Quét Tọa Độ Góc Ranh:

+ Truy cập Guland => vào phần “Quy hoạch” => Vào ô “Góc Ranh”

+ Chụp dãy tọa độ ở trang 3 của sổ hồng, sổ đỏ => Chọn ảnh => Quét tọa độ

+ Chọn tỉnh thành của thửa đất => Chọn tìm kiếm.

4.5.2. ReMaps.vn:

– Tìm Theo Tờ Thửa:

+ Truy cập ReMaps.vn => vào phần “Bản Đồ” => Ô tìm kiếm gõ tờ thửa

 

 

– Tìm Theo Vị Trí Tọa Độ:

+ Mở google Map để coppy dãy tọa độ sau đó truy cập vào Remaps.vn

– Kiểm Tra Bằng Quét Tọa Độ Góc Ranh:

+ Truy cập Remaps, Chọn ảnh => Quét tọa độ

+ Chọn tỉnh thành của thửa đất => Chọn tìm kiếm.

4.5.3. Ngoài ra có ThongTin.land, AIT (đất gốc), Onland, TCmap…

 

 

C.  XUẤT FILE KMZ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÊN GOOGLE EARTH ĐỂ XEM THÔNG TIN QUY HOẠCH.

PHẦN 1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ LÊN GOOGLE EARTH

  1. Google Earth Là Gì?

– Google Earth là ứng dụng xem bản đồ toàn thế giới, cho phép bạn di chuyển tới bất kỳ nơi nào trên Trái đất để xem hình ảnh vệ tinh, bản đồ, địa hình, tòa nhà 3D… chỉ cần có kết nối Internet. Mặc dù Google đã cho ra mắt phiên bản tốt hơn Google Earth và hoàn toàn miễn phí mà nhưng ít người để ý đến nó. Đó là Google Earth Pro và bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về cách sử dụng nó.

– Google Earth là một chương trình địa cầu ảo. Nó vẽ bản đồ trái đất là một quả địa cầu ảo 3D, trên đó là những hình ảnh địa lý được lấy từ ảnh vệ tinh, các ảnh chụp trên không và từ hệ thống thông tin địa lý GIS.

  1. Màn Hình Làm Việc:

Đầu tiên các bạn làm quen với màn hình làm việc chính của chương trình Google Earth Pro. Có thể chia màn hình làm việc này thành 3 phần:

– Khung bên trái:

– Phía trên cùng là thanh menu

– Dưới thanh menu là các thẻ Fly To, Local Search và Directions có chức năng liên quan đến tìm kiếm vị trí trên địa cầu ảo.

– Ô Places liệt kê các địa danh do người dùng hoặc chương trình đưa vào.

– Ô Layers cung cấp đa dạng các loại dữ liệu thông tin địa lý mà bạn có thể chọn cho hiển thị trên bản đố, như dữ liệu đường bộ, địa hình, hay cao ốc.

– Khung dưới màn hình: Cho phép lựa chọn hiển thị một số thông tin .

– Thể hiện các thông tin địa lý bằng hình ảnh 2D hoặc 3D lấy từ ảnh vệ tinh, các ảnh chụp trên không và từ hệ thống thông tin địa lý GIS.

  1. Sử Dụng Con Chuột Để Xem Bản Đồ:

Bạn chỉ cần sử dụng con chuột có nút cuộn ở giữa là có thể điều chỉnh và xem bản đồ ở mọi góc độ. Bạn nhấn giữ phím trái chuột (hình bàn tay mở chuyển sang nắm) và di chuyển con chuột để xem theo mọi hướng mà bạn muốn. Bạn có thể nhấn phím trái + di chuyển + thả nhanh chuột để hình ảnh trôi tự động hoặc xoay quả địa cầu tự động.

– Để phóng to / thu nhỏ bạn có thể dùng nút cuộn.

– Để xoay hình, bạn nhấn nút cuộn và kéo chuột sang trái hoặc sang phải.

– Để thay đổi độ nghiêng, bạn nhấn nút cuộn và kéo chuột đến góc nhìn mong muốn.

  1. Một Số Sử Dụng Cơ Bản:

– Fly To: xem tổng quát địa hình của vùng từ trên cao.

– Lưu vào Places: lưu lại những vị trí đã tìm thấy.

– Local Search: tìm một vị trí theo tên địa danh.

– Directions: tìm đường đi trong các thành phố

– Tính khoảng cách, diện tích.

  1. Cài Đặt:

– Để sử dụng Google Earth các bạn cần tải về bộ cài đặt phần mềm này tại website: http://earth.google.com Google cung cấp phiên bản miễn phí là Google Earth cho mục đích sử dụng cá nhân và gia đình, và các phiên bản trả phí cho các nhu cầu cao hơn là Google Earth Plus và Google Earth Pro.

– Trên điện thoại thì tải ứng dụng earth về cài đặt ạ.

PHẦN 2

HƯỚNG DẪN XUẤT BẢN ĐỒ LÊN GOOGLE EARTH

  1. Từ Phần Mềm MicroStatoin V8i:

– Bước 1: Thêm thư viện tọa độ VN2000.

– Bước 2: Chuyển đổi dữ liệu

+ Mở công cụ chuyển đổi:  Tool => Geographic => Open as ToolBox

+ Lựa chọn kinh tuyến trục: Chọn công cụ Select Geographic Coordinate system => From Library => Chọn tỉnh (Tỉnh mà mình đang mở dữ liệu)

+ Chuyển đổi: Chọn Export Google Earth (Kml) => Lưu file.

– Bước 3: Mở kết quả trên google earth

Lưu ý: Với cách này thì chỉ làm được với tờ bản đồ ít thửa đất còn làm cho cả xã thì sẽ dễ bị lỗi và file rất nặng.

  1. Từ Phần Mềm Htrans64:

– Bước 1: Xóa bớt lớp không cần thiết và định dạng file CAD..

– Bước 2: Mở Htrans64

+ Mở file CAD cần chuyển

+ Chọn kinh tuyến trục của tỉnh đang mở bản đồ.

– Bước 3: Chọn vào nút Tính Chuyển, tự động sẽ mở google earth lên.

  1. Từ Phần Mềm Global Maper:

3.1. Khi Có Tọa Độ:

– Bước 1: Khởi động phần mềm Global Maper: Chọn Open data files => Chọn bảnđồ cần xuất hiện => hộp thoại Thiết lập các thông số như sau:

– Bước 2: Nhập Thông Số Tọa Độ

– Bước 3: Xuất File KMZ

 

 

3.1. Không Có Tọa Độ: ta chọn 01 điểm để kết nối ảnh với ảnh Trái Đất.

– Bước 1: Tool => Coondinate Converter => Xuất hiện cái bảng như hình:

– Bước 2: Chọn Select input Coondinate Converter => Xuất hiện cái bảng như hình:

+ Ta chọn 4326 WGS 84 => OK

+ Nhập tọa độ: copy dán như hình.

+ Convert to:

– Bước 3: Chọn Center on Output Coondinater: ta chọn như hình

– Bước 4: Chọn Creat New Point at Output Coondinater: ta chọn như hình

– Bước 5: Chọn Kính Tuyến Trục => Chọn 04 điểm của hình và 04 của ảnh vệ tinh => ok.

  1. Từ Phần Mềm Mapinfor:

– Bước 1: Mở Phần mềm

– Bước 2: Mở ảnh

– Bước 3: Đăng Ký và Nhập Tọa Độ

 

 

– Bước 6: Lưu ảnh lại và Xuất lên Google Earth

 

  1. Từ Phần Mềm AcrMap:

– Bước 1: Vào ArcMap => Mở ảnh

– Bước 2: Chọn Georeferencing => Mục Thêm điểm

– Nhập 04 điểm ảnh và 04 Điểm tọa độ trên bản đồ

– Bước 3: Nắn ảnh

– Bước 4: Xuất ảnh lên Google Earth.

 

  1. Dùng PhotoShop Xử Lý Cho Gọn Đẹp Trước Khi Đưa Lên Googel Earth.

– Bước 1: Nhận File Quy Hoạch dạng ảnh có đuôi PDF hoặc PND, JPG….

– Bước 2: Mở File Adobe Photoshop, Chọn Open => chọn file PDF cần xử lý =>             rồi chọn Thumbnail là: fitpage nhấn ok.

– Bước 3: Kéo thanh thước giống dọc và ngang.

– Bước 4: Thêm điểm dấu “+” điểm giao nhau của 04 thanh giống rồi ghi lại tọa độ của 04 điểm giao nhau này.

(Thanh thứ 2) => Rectangular marque tool => nhấn ALT + Delete. (tạo dấu +)

Nhấn Ctrl + D để kết thúc lệnh. (Ghi lại tọa độ điểm lại)

– Bước 5: Xóa Nền Trắng

(Thanh thứ 3) => polygonal laso tool => Chọn toàn bộ vòng bao quan bản đồ => rồi nhấn Ctrl + Shift + I để chọn ngược lại. => nhấn Delete.

– Bước 6: Xóa Vùng Trắng:

(Thanh thứ 4) => magic wand tool => chọn vào nền trắng cần xóa (không bật contiguos) => Delete.

Ghi chú: nếu không muốn bỏ phần nền trắng ở trong bản đồ thì dùng lệnh: (Thanh thứ 3) => Laso tool rồi quét bỏ phần cần loại ra. (chọn sub track from selection để trừ bỏ phần đã chọn)

– Bước 7: Gắn logo (Mở file logo => nắm kéo vào tab ảnh bản đồ=>Cp chọn conn to smartobject => Chọn logo nhấn Ctrl+T rồi kéo rộng.

– Bước 8: Xuất file có đuôi PNG.

File => Export => Quick PNG ( hoặc file => save as => chọn đuôi PNG)

 

 

PHẦN 3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GOOGLE MAPS

 

– Bước 1: Mở Goolge Map Lên, có email đăng ký rồi.

– Bước 2: Vào Menu, chọn phần địa điểm của bạn.

– Bước 3: Chọn vào Bản Đồ, Chọn tạo bản đồ.

– Bước 4: Chọn vào phần nhập bản đồ => upfile KMZ lên goolge map.

– Bước 4: Chọn vào phần xem trước để trình bài bản đồ đang làm.

D.  PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ NHÀ ĐẤT

PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÁCH THỬA, CHUYỂN MỤC ĐÍCH

  1. Khảo sát thực địa:
  1. PHÂN TÍCH ĐẤT NỀN:

– Thời gian: – Tổng Chi:  – Tổng Thu:

 

 

PHẦN 2

  1. CÁC CÁCH ĐẦU TƯ NHÀ ĐẤT CÁ NHÂN

 

Công thức: Thu Nhập = A.X.T . R

A: Định nghĩa là chi phí đầu tư:

T: Thời gian đầu tư:

R: Rủi Ro

X: Là hệ số mong muốn đạt được:

X âm: Mua đất trúng quy hoạch, đất bị tranh chấp, bị lừa đảo, số giả….

X dương:

+ X: 30% đến 100%

Mua đi bán lại nhanh trong năm (đầu tư ngắn hạn)

+ X: nhân 2X đến nhân 3X có thể nhân lên nX

Dành cho đầu tư trung hạn

+X: nhân 3X đến nhân nX

Dành cho đầu tư dài hạn

Công thức tính lãi:  Lãi = Thu Nhập – Chi phí

Thu nhập: từ đầu từ đất (Phân tích BĐS đi lên, đi xuống, đi ngang)

Chi Phí: tất cả mọi chi phí liên quan tới đất mình đầu tư.

  1. Đầu Tư Ngắn Hạn (Đầu Cơ, Buôn Đất): Mua Vào Là Thấy Lời Liền:

1.1. Mua Đi Bán Lại:  Đầu tư lướt sóng, lướt cọc

– Mua đất có diện tích nhỏ hoặc lớn xong đăng bán lại liền khi thị trường đang lên để hưởng chêch lệch.

1.2. Chuyển Mục Đích: Mua Đất Nông Nghiệp Rồi Chuyển Mục Đích:

– Theo LĐĐ 2013: Khoản 1, Điều 52; Điểm d, Khoản 1, Điều 57 điều kiện là:

+ Căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND quận (huyện) nơi có đất nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.

+ Phải phù hợp với Quy Hoạch. (QHXD, QHNNT mới, QHSDĐ…)

+ Vào Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

– Theo Quyết định của UBND tỉnh: Có những điểm chung.

+ Phải cùng chủ sử dụng đất.

+ Phải cùng mục đích sử dụng đất.

+ Các thửa đất có ít nhất một cạnh thửa đất liền kề nhau.

1.3. Tách thửa: Mua Đất Nông Nghiệp Rồi Tách Thửa:

– Theo LĐĐ 2013: Khoản 1, Điều 52; Điểm d, Khoản 1, Điều 57  điều kiện là:

+ Căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND quận (huyện) nơi có đất nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.

+ Phải phù hợp với Quy Hoạch. (QHXD, QHNNT mới, QHSDĐ…)

+ Vào Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

– Theo Quyết định của UBND tỉnh: Có những điểm chung.

– Thửa đất phải tiếp giáp mặt tiền đường công cộng. Có lộ gới hoặc chưa có

– Đảm bảo Diện tích, Chiều dài, Chiều rộng tối thiểu theo quy định. (không tính phần lộ giới, phần đất bị hạn chế….)

1.4. Vừa Tách thửaVừa Chuyển Mục Đích:

( Nội dung tương tự mục 1.1, 1.2)

1.5. Mua đất rẻ hơn giá thị trường hiện tại:

1.5.1. Nhà Đất Đang Cầm Cố Ngân Hàng Mà Không Có Khả Năng Trả Nợ:

– Tài sản thế chấp này bằng sổ đỏ hoặc sổ hồng mà đến hạn không có khả năng trả nợ.

– Phải đảm bảo người mua phải cùng chủ ra ngân hàng làm giấy trả nợ và trực tiếp cầm sổ đi làm thủ thủ tục sang tên và cấp đổi sổ.

1.5.2. Nhà Đất Đang Cầm Cố hoặc Nợ Ngoài Xã Hội: (Cờ bạc, đá gà, hút chít…)

–  Loại đất này thường ép phải bán nhanh và giá bán tương đối thấp

1.5.3. Nhà Đất Đang Cần Tiền Để Trả Các Khoản Phí: trị bệnh, mua thiết bị…

– Chủ đất không có khả năng thanh toán chi phí bệnh tật, chi phí đã đặt hàng mua thiết bị trước đó cần bán gấp sổ đỏ trị bệnh hoặc trả nợ mua thiết bị.

– Mua đất này thì giá rẻ và thời gian cũng chậm hơn nên lãi cao.

1.5.4. Nhà Đất Bán Để Phân Chia Tài Sản:

– Đất này thường gia đình có nhiều người con mà chia đất thì không đủ phải bán để chia bằng tiền mặt.

– Bán để đi nước ngoài.

1.5.4. Nhà Đất Có Hình Dạng Xấu Xí, Lỗi Phong Thủy:

– Đất có hình dạng xấu xí thì nhà đầu tư làm đẹp lại rồi bạn

– Đất lỗi phong thủy do tâm lý thì mua đất gần ngã 3, ngã 4, đâm ra đường. (thường mua để cho thuê, để làm biển quảng cáo…)

1.6. Mua Lại Nhà Cũ Sửa Chữa Xây Dựng Lại, Đất Riêng Lẻ Xấu San Lắp Làm Đẹp Để Bán Lại Hoặc Cho Thuê:

– Việc mua lại nhà cũ, đất lẻ sau đó tân trang, xây dựng bán lại hợp cho thuê cũng là một cơ hội kiếm tiền với nhiêu cơ hội đầu tư.

– Khó khăn của phương pháp này là phải hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường.

– Nhà đầu tư phải có số vốn khá cao cũng như việc săn lùng “đất và nhà rẻ”.

  1. Đầu Tư Trung Hạn:

2.1. Mua Đất KHÔNG Sổ: Cần Làm Sổ Lần Đầu:

*. Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

– Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  1. Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);
  2. Bằng khoán điền thổ; Văn tự mua bán nhà ở và tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ (hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

*. Trường hợp 2: Không Có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

– Xác nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định và lâu dài;

– Xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch;

– Ghi chú: Các giấy tờ khác như: tiền thuế đất hằng năm, giấy đăng ký hoặc xin cấp giấy cũ trước đó, và các giấy tờ có liên quan tới đất.

2.2. Mua Đất Có Diện Tích Lớn Để Dành Lâu Dài Hoặc Trích Lũy:

– Việc mua đất nông nghiệp có diện tích lớn nhằm đầu tư lâu dài khoảng 1 đến 3 năm, hoặc có thể hơn.

2.3. Mua Đất Hưởng Lợi Theo Giao Thông:

  1. 1. Đầu Tư Theo Đường Mở Rộng:

– Theo dõi thường xuyên bản đồ kế hoạch hằng năm của địa phương, danh mục công trình, Nghị Quyết, Quyết định Chuẩn bị làm đường.

– Liên hệ đơn vị đo đạc mà nhà nước thuê để đi cấm móc bồi thường.

  1. 2. Đầu Tư Theo Đường Mở Mới:

– Đầu tư theo đường xây dựng mới, cái này cần theo dõi bản đồ quy hoạch và kế hoạch trong đó chú ý tới ngân sách tại địa phương.

– Tạo Mối quan hệ với Sở TN và Sở XD, Cán Bộ xã

  1. 3. Đầu Tư Theo Kiểu Tự Mở Đường Trên Bản Đồ Quy Hoạch:

– Đầu tư theo nhóm lợi ích, thực hiện mở đường theo ý muốn trên Bản Đồ Khi có đất thực tế.

– Khả năng đầu tư mở đường phụ thuộc vào nguồn ngân sách cá nhân.

  1. 4. Đầu Tư Theo Kiểu Mở Đường Trên Bản Đồ Địa Chính Khi Nhà Nước Có Chính Sách Đo Đạc Bổ Sung, Chỉnh Lý Bản Đồ:

– Đầu tư phải nắm thông tin là nước nước có chính sách cho đo đạc bổ sung, chỉnh lý bản đồ mới lại.

– Liên kết với đơn vị đo đạc được nhà nước thuê.

2.4. Mua Đất Theo Công Trình Đất Công Của Nhà Nước:

 Liên hệ Tài Nguyên lấy danh mục danh sách đất công bị xây dựng trong năm mới nhất theo kế hoạch hằng năm.

– Danh sách đất công chuẩn bị đền bù do TTPT QĐ lập ra để thỏa thuận bồi thường và tái định cư.

– Ví dụ: Xây dựng trường học, cư xá, trạm xá, trụ sở cơ quan nhà nước, khu vui chơi giải trí công viên cây xanh…

2.5. Đổ Màu Quy Hoạch Đất ở:

 Liên hệ Tài Nguyên để thực hiện đổ màu quy hoạch trong năm rồi chờ hội đồng nhân dân thông qua để có cơ sở chuyển mục đích và tách thửa đất.

– Hiện trạng thực hiện một số thông tác chuyển đổi loại đất trước ( XD chòi lá….).

  1. Đầu Tư Dài Hạn:

3.1. Mua Đất Trước Để Làm Dự Án: (Đấu thầu):

Dự án Phân Lô bán nền hoặc Tách thửa hoặc để kinh doanh, để sản xuất.

– Dự án xây dựng nhà phố;

– Dự án xây dựng nhà chung cư;

– Dự án xây dựng nhà thấp tầng;

– Dự án xây dựng nhà cao tầng;

– Mua Đất Xây Dựng Khu Công Nghiệp, Mua Đất Xây Dựng Khu Du Lịch Sinh Thái:

3.2. Mua Đất Đấu Giá Để Làm Dự Án: đất sạch:

– Đấu giá đất sạch đã được TTPT QĐ đề bù giải tỏa xong.

– Tốn Chi Phí cao do phải đấu giá với đơn vị khác.

3.3. Mua Đất Theo Công Trình Giao Thông và Đất Công Trong Tương Lai 5 Năm hoặc 10 Năm:

– Mua  Theo Bản Đồ QH 2030 và QHXD năm  2045 và Định Hướng 2050.

– Mua đất để từ 3 đến 5 năm (Trồng Cây, Cải tạo không gian làm đẹp, mở CF sinh thái, Khu Chụp Ảnh….để tăng giá trị đất).

3.4. Vẽ Dự Án Để Mua Đất:

– Vẽ Dự án mới trên bản đồ QH rồi tiến hành mua đất giá lẻ.

– Mua được rồi thì điều chỉnh QH vẽ lại dự án mới theo ý mình.

(vẽ rồi mới mua)

–  Mua đất của dân chưa có dự án rồi xin thủ tục làm dự án, sau đó bán lại cho Công ty BĐS làm dự án (Dân ngoài bắc hay làm)

(mua xong rồi mới vẽ)

3.5. Mua Đất Để Dành Hoặc Để Chống Lạm Phát:

  1. Nguyên Tắc Đầu Tư: Tư Tưởng Đầu Tư:

4.1. Nguyên Tắc Mua Giữ:

– Mua đất tách làm 02 thửa = > bán hết 02 thửa => Mua Lại Miếng khác có khả năng sinh lời cao hơn. Phải Chuẩn bị miếng thứ 2 mua liền chứ không giữ tiền mặt trong tay.

– Mua đất tách thửa làm 02 Miếng => Bán Một Miếng và Giữ Lại Một Miếng. (Bán 1 giữ 1). Nếu 1 năm thực hiện được 03 lần thì có 03 miếng đất để dành.

– Mua đất tách thửa và CMD => giữ lại 02 miếng không bán.

4.2. Nguyên Tắc Có Mối Quan Hệ Và Tính Thanh Khoản Tốt:

– Có mối quan hệ tốt tại địa phương

– Thanh khoản tốt ra hàng nhanh.

4.3. Nguyên Tắc Mua Bán Đất Có Giá Trị Thấp: Hoặc Trung Bình Hoặc Cao

– Bán Đất có giá trị thấp theo mục tiêu đặt ra: giá cho tầng lớp nghèo và công nhân giá từ 200 triệu đến 500 triệu. – Có hỗ trợ khoản vay tài chính.

PHẦN 3

  1. CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ NHÀ ĐẤT và HƯỚNG XỬ LÝ

 

  1. Rủi Ro Vì Vướng Quy Hoạch:

1.1. Rủi Ro Quy Hoạch: Do không hiểu về cơ chế lập bản đồ quy hoạch:

Người mua: Không kiểm tra thông tin quy hoạch của bất động sản, Có xem quy hoạch tràn lang trên mạng, xem quy hoạch đã củ chưa được kiểm tra, kiểm chứng.

Người bán: biết nhưng không cung cấp thông tin cho bên mua, hoặc cung cấp thông tin sai lệch (vô tình hoặc cố ý).

Môi giới: cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất, chưa cung cấp hết thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới…

Bên Tài nguyên: thì cung cấp thông tin quy hoạch được duyệt tại thời điểm hiện tại còn hiệu lực, nhưng đã có file quy hoạch định hướng mới chưa có hiệu lực nhưng không công khai.

1.2. Hướng Xử Lý:

– Phải Nạp kiến thức về quy hoạch: đi học các khóa học về Quy Hoạch và tham gia các chương trình có liên quan tới quy hoạch để hiểu rõ bản chất của quy hoạch. Xin file quy hoạch để chủ động có hướng xử lý nhanh.

Phải liên hệ cơ quan nhà nước xem quy hoạch hoặc có văn bản xác nhận quy hoạch, tranh thủ hỏi xem thông tin quy hoạch dự kiến trong tương lai mới nhất có thay đổi gì so với quy hoạch được ở hiện tại không?.

– Xem thông tin bên môi giới cung cấp và người bán là thông tin tham khảo về quy hoạch.

  1. Rủi Ro Thứ 2 Vì Bất Động Sản Đang Thế Chấp:

2.1. Rủi Ro Vì Bất động sản đang thế chấp:

– Khi bất động sản đang thế chấp tại Ngân hàng, bạn cần hiểu rằng bất động sản đang bị hạn chế chuyển nhượng Vì tài sản đang được nắm giữ bởi bên thứ ba là Ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay của bên vay.

– Bạn là bên mua tiến hành giao dịch bất động sản với bên bán, nhưng tài sản do Ngân hàng nắm giữ, điều này rất rủi ro vì bên mua sẽ không biết nên thanh toán tiền cho bên nào để đảm bảo. Có thể thấy 2 trường hợp sau đều rủi ro:

-Thanh toán cho bên bán: Bên bán nhận tiền nhưng sổ hồng Ngân hàng giữ, ai sẽ giao sổ cho bên mua khi hoàn tất giao dịch?

-Thanh toán cho Ngân hàng: khoản vay được giải chấp, Ngân hàng trả sổ hồng cho bên vay, Ngân hàng không có trách nhiệm trả sổ cho bên mua.

1.2. Hướng Xử Lý:

– Bên Mua Làm Biên Bản Thỏa Thuận Đặt Cọc, Có Biên Lai giao tiền, rồi bên bán ra ngân hàng trả khoản vay, Trực tiếp cầm sổ đi liên tài nguyên làm thủ tục tách thửa hoặc sang tên.

– Chú ý bên bán trước khi tách thửa, phải liên hệ trước tài nguyên xem có tách thửa được không?, mới liên hệ ngân hàng lấy sổ.

  1. Rủi Ro Thứ Ba: Bất Động Sản Đang Bị Tranh Chấp:

3.1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

– Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

* Hướng xử lý: 

– Trước khi mua đất phải yêu cầu Người bán làm hàng rào ranh giới đất.

– Giao bản trích lục có tọa độ thửa đất rõ ràng.

– Phải nắm rõ thời điểm tranh chấp trước năm 1993, 2003, 2013.

3.2. Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

* Hướng xử lý: 

– Nên tránh các trường hợp mua bán lướt sóng cho nhiều người mà không làm hợp đồng chuyển nhượng. Treo hợp đồng chuyển nhượng.

– Không nên làm công chứng hợp đồng đặt cọc.

3.3. Tranh chấp liên quan đến đất:

– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

3.4. Tranh Chấp Về Tài Sản Liên Quan Tới Đất:

– Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

– Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở

– Công trình xây dựng khác;

– Cây Trồng, Vật Nuôi

– Vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật:

3.5. Tranh Chấp Về Khoảng Không Xây Dựng:

– Lấn chiếm khoảng không gian thuộc ngõ đi chung.

– Lấn chiếm khoảng không gian trên đất của người khác, điển hình là nhà có diện tích nhỏ sau đó xây dựng lấn khoảng trên không cho rộng.

  1. Rủi Ro Thứ 4: Do Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Bank:

– Trong trường hợp cho vay đảm bảo bằng tài sản, bên cho vay sẽ sử dụng chính tài sản đó để thế chấp cho đến khi bạn hoàn thành việc trả nợ.

– Trong trường hợp cho vay theo dòng tiền, mức độ tín nhiệm chung của công ty được sử dụng để hoàn trả khoản vay.

  1. Rủi Ro Thứ 5: Sử Dụng Cho Vay Mượn Tiền Nhưng Làm Hợp Đồng Mua Bán:

– Cá nhân sử dụng bằng cách cho mượn tiền sử dụng trước nhưng phải làm giấy giao dịch mua bán đất đai. Bên cho vay tranh thủ làm sổ ra tiền mình rồi bán cho bên mua.

– Nếu bên vay nợ phát hiện mình đã bị lừa mất đất sẽ xảy ra kiện tụng.

  1. Rủi Ro Thứ 6: Do Mua Đúng Sổ Giả:

– Lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu, chúng đánh tráo sổ thật bằng sổ giả đã được chuẩn bị từ trước rồi làm giả giấy tờ tùy thân của chủ đất để ủy quyền, chuyển nhượng cho người khác.

– Cách nhận biết sổ đỏ giả:

Dùng kính lúp kiểm tra.

Dùng đèn pin kiểm tra sổ đỏ giả

Kiểm tra số seri.

Kiểm tra con dấu và chữ ký

Xác minh tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Cẩn trọng trước các dấu hiệu bất thường.

  1. Rủi Ro Thứ 7: Bán Sổ Thật Nhưng Nhận Tiền Giả:

– Dễ xẩy ra khi giao nhân đặt cọc hoặc giao dịch chuyển nhượng nhưng nhận tiền mặt.

– Giao dịch không qua tiền tại ngân hàng. Hoặc không chuyển khoản từ ngân hàng.

  1. Rủi Ro Thứ 8: Mua Bán Hết Thời Hạn Sử Dụng Đất.

– Sổ đã hết thời hạn sử dụng đất mà vẫn tiến hành giao dịch vụ.

  1. Rủi Ro Thứ 9: Giao Dịch “Không Đúng Người, Không Chính Chủ”

– Trường hợp này có thể xảy ra khi bất động sản tiến hành giao dịch thuộc sở hữu của một người lại được người khác đứng ra giao dịch thay nhưng không có giấy tờ ủy quyền.

– Hoặc tài sản do nhiều người đứng tên đồng sở hữu nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch.

– Ví dụ: Tài sản của vợ, chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng ra giao dịch mà chưa có sự chấp thuận của người còn lại hoặc tài sản nhà đất của ông bà, bố mẹ nhưng con cháu lại đứng ra tiến hành giao dịch

  1. Rủi Ro Thứ 10: Rủi Ro Khi “Né Thuế”

– Có khá nhiều trường hợp vì muốn giảm số tiền thuế phải đóng khi phát sinh giao dịch mua bán nhà đất mà bên bán tiến hành kê khai giá trị trên hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế ghi trên hợp đồng đặt cọc trước đó.

– Và tất nhiên, nếu sau khi ký kết hợp đồng, công chứng một bên thay đổi quyết định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng, ví dụ như bên mua chỉ muốn trả đúng số tiền trên hợp đồng mua bán đã công chứng thì rất dễ phát sinh xung đột.

  1. Rủi Ro Thứ 11: Mua Bán Đất Chỉ Lập Giấy Viết Tay, Hoặc Thỏa Thuận Miệng:

– Theo quy định của pháp luật việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

– Mua bán nhà bằng giấy viết tay đang là hình thức giao dịch diễn ra khá phổ biến trên thị trường bất động sản hiện nay, một trong số đó là việc người dân không nắm được hết những rủi ro khi mua nhà đất bằng giấy viết tay.

  1. Rủi Ro Thứ 12: Rủi Ro Vì Bị Lừa Đảo:

– Chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền.

– Đây là những loại hợp đồng đầy rủi ro có thể khiến nhà đầu tư mất sạch tiền tỷ nếu gặp phải tình huống lừa đảo này.

– Gày cọc đối với chủ đất, như đặt cọc với KH 1, dùng KH2 mua giá cao.

  1. Rủi Ro Thứ 13: Rủi Ro Vì Đầu Tư Theo Nhóm Nhiều Người:

13.1 Lợi ích:

– Chia sẻ cơ hội đầu tư, chia sẻ rủi ro, nhiều người làm vẫn hơn 1 người.

– Tận dụng được dòng tiền, vốn của nhiều người.

13.2. Rủi Ro:

– Pháp lý hợp tác lõng lẽo: Chủ yếu là tin tưởng và thỏa thuận miệng về các khoản chia lợi nhuận, tỷ lệ ăn chia, phát sinh quyền và nghĩa vụ.

– Phát sinh mâu thuẩn về tư tưởng đầu tư là người muốn lời nhiều, người vốn thoái vốn, người muốn cắt lỗ bán nhanh.

– Phát sinh lòng tham: Chiếm dụng vốn, không thanh khoản đúng hạn, sử dụng đất sai mục đích. Thầy Lùa gà.

– Phát sinh mâu thuẩn:  tố cáo, kiện tụng, mất tiền

  1. Rủi Ro Thứ 14: Rủi Ro Về Thủ Tục Hành Chính:

– Mua đất trong năm nay để tách thửa nhưng qua năm thay đổi thủ tục hành chính hạn chế thửa

– Rủi ro về đăng ký nhu cầu sử dụng đất để chuyển mục đích sử dụng đất, Làm đơn đăng ký nhu cầu để CMD SDD như hết nhu cầu phải chờ thêm năm sau làm trể mất thời gian.

  1. Rủi Ro Thứ 15: Rủi Ro Về Cán bộ:

– Đầu tư chi phí cho cán bộ tài nguyên nhưng cán bộ bị điều đi, xuống chức, trừ chức, làm mất chi phí đầu tư và thông tin nhanh cần thiết để quyết định đầu tư.

– Bị cán bộ ghét thì làm các hồ sơ cực kỳ khó khăn, moi móc các hồ sơ thủ đất,bắt sai mọi cách.

– Cán bộ có thẩm quyền ký hồ sơ bị tai nạn té gảy cánh tay ký hồ sơ.

 

 

 

 

59:  TẠO BẢN ĐỒ GIÁ NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG

 

  1. Sử Dụng Goolg Earth:
  2. Sử Dụng Phần Mềm ArcGis:

 

E.  PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT CƠ BẢN

PHẦN 1

PHÁP LÝ VỀ CẤP SỔ ĐỎ VÀ SỔ HỒNG

 

  1. Thông tin Sổ Đỏ và Sổ Hồng:

Trang 1: gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Trang 2: in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

Trang 3: in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”

Trang 4: in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

Trang bổ sung: Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;

 

 

 

 

 

 

  1. CHUYỂN MỤC ĐÍCH:

– Theo LĐĐ 2013: Khoản 1, Điều 52; Điểm d, Khoản 1, Điều 57 điều kiện là:

+ Căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND quận (huyện) nơi có đất nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.

+ Phải phù hợp với Quy Hoạch. (QHXD, QHNNT mới, QHSDĐ…)

+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

 

 

 

 

  1. Tách Thửa:

– Điều kiện tách thửa

+ Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn thời hạn sử dụng đất, không tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án.

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi thì muốn tách thửa cần phải đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa

– Theo Quyết định của UBND tỉnh: Có những điểm chung.

– Thửa đất phải tiếp giáp mặt tiền đường công cộng.

– Đảm bảo Diện tích, Chiều dài, Chiều rộng tối thiểu theo quy định. (không tính phần lộ giới, phần đất bị hạn chế….)

 

 

 

  1. RỦI RO LIÊN QUAN TỚI GIẤY CHỨNG NHẬN:

4.1. Rủi Ro Về Sổ Giả:

.

4.2. Rủi Ro Về Ghi Hộ Gia Đình: Hộ Ông, Hộ Bà:

4.3. Rủi Ro Về Khác Thông Tin Cá Nhân (CMND/CCCD hoặc SHK, Sổ):

4.4. Rủi Ro Về Cùng Đồng Sở Hữu:

 

4.5. Rủi Ro Về Sai Số Tờ Số Thửa Do Sai Vị Trí Đất Ngoài Thực Tế:

– Do cấp sai sổ.

– Do chủ chi sai vị trí thửa đất.

4.6. Rủi Ro Về Biến Động Diện Tích và Hình Dạng Thửa Đất:

– Diện tích tăng do biến động tự nhiên.

– Diện tích tăng do lấn chiếm.

– Diện tích tăng do sai số đo đạc qua các thời kỳ, kỷ thuật đo đạc

– Do khai báo ít hơn để giảm thuế

– Do mua thêm để mở rộng nhà đất.

4.7. Rủi Ro Về Hình Thức Sử Dụng: Sử Dụng Riêng hoặc Sử Dụng Chung:

– Sử dụng riêng: áp dụng hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

– Sử dụng chung: tập thể sử dụng, hoặc do nhà nước quản lý.

4.8. Rủi Ro Về Mục Đích Sử Dụng Đất:

– Mục đích sử dụng đất ảnh hưởng đến quá trình tách thửa và chuyển mục đích.

– Sổ ghi là đất LUA, trên bản đồ địa chính là HNK, Ngoài thực tế là trồng Cây lâu năm, trên bản đồ quy hoạch là CLN.

4.9. Rủi Ro Về Thời Hạn Sử Dụng:

– Đối với đất ở thời hạn sử dụng lâu dài

– Đối với các loại đất khác thời hạn sử dụng 20, 30, 50 năm.

– Khi hết thời hạn nếu có nhu cầu thì người dân đi gia hạn sử dụng đất

– Hoặc khi thực hiện các thủ tục về đất thì gia hạn thời gian sử dụng đất

4.10. Rủi Ro Về Nhà Ở Trên Sổ và Tài Sản Liên Quan Tới Đất:

– Mua đất: phải ghi rõ thông tin là mua đất

– Mua nhà và tài sản gắn liền với đất: có thể mua nhà bị vướng hoàn công không được do xây dựng sai quy định, làm ảnh hưởng tới quá trình làm sổ.

4.11. Rủi Ro Về Ghi Chú Trên Sổ:

– Ghi chú có thể ghi là bị vướng quy hoạch năm cấp sổ nhưng đến năm hiện tại có thể bỏ quy hoạch hoặc đã có quy hoạch mới.

– Hoặc thông tin ghi ở phần này đã cũ so với hiện tại.

4.12. Rủi Ro Về Ngày Ký và Người Ký:

– Ngày ký Trước ký khi giao đất

– Người Ký trái thẩm quyền.

4.13. Rủi Ro Về Trang Ghi “Nội Dung Thay Đổi và Cơ Sở Pháp Lý:

– Hết chỗ ghi thông tin, phải làm thủ tục cấp lại tốn thời gian

– Bị tẩy xỏa

4.14. Rủi Ro Về Sổ Củ Bị Rách, Tẩy Xóa, Bị Mờ, Bị Mối Mọt, Ép Plastic:

– Trường hợp sử dụng ép plastic khi tháo ra bị rách cũng bị ảnh hưởng

– Sổ củ, sổ bị mờ, sổ bị rách…

 

 

 

PHẦN 2

  1. PHÁP LÝ VỀ XIN PHÉP XÂY DỰNG VÀ HOÀN CÔNG

 

  1. Giấy Phép Xây Dựng:

1.1. Khái Niệm Giấy Phép Xây Dựng:

– Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

1.2. Các Loại Giấy Phép Xây Dựng:

– Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:

+ Giấy phép xây dựng mới.

+ Giấy phép sửa chữa, cải tạo.

+ Giấy phép di dời công trình.

1.3. Nội Dung Chủ Yếu Của Giấy Phép Xây Dựng Là Gì ?

– Tên công trình thuộc dự án.

– Tên, địa chỉ của chủ đầu tư (riêng với trường hợp nhà ở riêng lẻ mà hộ gia đình, cá nhân tự xây hoặc thuê người khác xây thì chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân đó).

– Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình với công trình theo tuyến.

– Loại, cấp công trình xây dựng.

– Cốt xây dựng công trình.

– Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

– Mật độ xây dựng (nếu có).

– Hệ số sử dụng đất (nếu có).

– Riêng với công trình dân dụng, nhà ở riêng lẻ, công trình công nghiệp, ngoài các nội dung quy định từ (1) đến (8) thì còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (còn gọi là tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tum, tầng kỹ thuật), chiều cao tối đa toàn công trình.

– Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

  1. Hoàn Công:

2.1. Hoàn Công Là Gì:

– Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng. Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.

2.2. Hồ Sơ Hoàn Công:

Chủ nhà xin hoàn công cần phải chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cụ thể căn cứ theo Thông tư 05/2015/TT-BXD như sau:

– Giấy phép xây dựng.

– Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).

– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

– Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

– Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

– Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

– Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

 

 

PHẦN 3

  1. QUY TRÌNH MUA BÁN NHÀ ĐẤT

 

  1. Kiểm Tra, Xác Thực Giấy Chứng Nhận Và Các Giấy Tờ Liên Quan:

– Người bán cần cung cấp: Sổ và các giấy tờ liên quan, cung cấp thông tin hiện trạng nhà đất hiện tại.

– Người môi giới cần cung cấp thông tin: Có thể lấy thông tin Sổ và các giấy tờ liên quan, hoặc kiểm tra trước pháp lý cơ bản trước khi đưa cho bên mua.

– Người mua cần kiểm tra: Sổ hồng hoặc sổ đỏ và các giấy tờ liên quan khác như sổ hộ khẩu, CCCD, giấy đăng ký kết hôn… của chủ nhà đất (đề nghị chủ nhà | hoặc môi giới cho xem bản chính).

+ Liên hệ nhà hàng xóm, cán bộ ấp xem có thông tin nào bất lợi liên quan tới thửa đất không?

+ Liên hệ các dịch vụ check in quy hoạch hoặc công ty đo đạc dịch vụ kiểm tra xem có làm được sổ trước khi mua không?

+ Liên hệ với phòng công chứng để kiểm tra tình trạng giao dịch: như có bị vay nợ thế chấp không? có bị ngăn giao dịch mua bán không? ….

+ Liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin về việc có tranh chấp hay không?

+ Liên hệ phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra các thông tin quy hoạch, thu hồi đất…

  1. Đặt Cọc Mua Nhà:

– Đây là bước không thể bỏ qua trong thời gian chờ tới ngày ký hợp đồng. Điều này đảm bảo việc người bán lẫn người mua không “bùng kèo”, gây ảnh hưởng cả 2 bên.

– Số tiền đặt cọc tùy thỏa thuận 2 bên nhưng thường là 2-3% giá trị căn nhà/mảnh đất. Thời gian đặt cọc sẽ từ 5 – 7 ngày, một số trường hợp có thể lên tới 30 ngày tùy vào thỏa thuận giữa hai bên.

– Ngoài việc chuẩn bị một khoản tiền đặt cọc, còn phải chuẩn bị sẵn một Biên bản đặt cọc với những nội dung chính dưới đây:

+ Thông tin pháp lý người bán, vợ, chồng hoặc người đồng sở hữu với người bán nếu có (họ tên, CMND, hộ khẩu thường trú…)

*. Giấy xác nhận độc thân tại nơi cư trú trong trường hợp người bán chưa kết hôn

*. Giấy đăng kí kết hôn tại nơi cu trú trong trường hợp đã lập gia đình

*. Giấy chứng nhận ly hôn và xác nhận phân chia tài sản của tòa án trong trường hợp vợ chồng đã ly dị

*. Di chúc thừa kết hợp pháp trong trường hợp bất động sản bán là tài sản thừa kế

+ Thông tin pháp lý người mua (họ tên, CCCD, hộ khẩu thường trú…)

+ Thông tin mô tả về bất động sản giao dịch (diện tích đất, diện tích xây dựng, hiện trạng, số sổ đỏ, địa chỉ trên sổ đỏ…)

+ Tổng số tiền hai bên đã thỏa thuận mua bán

+ Số tiền đặt cọc mua bán nhà đất có sổ đỏ

+ Các đợt thanh toán tiền tiếp theo và hình thức thanh toán

+ Thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) nhà đất tại phòng công chứng.

– Ngoài ra, khi đặt cọc, để đảm bảo an tâm tuyệt đối, nhất là với những người mua bán nhà lần đầu, sợ bị “lừa đảo”, 2 bên có thể mời thêm 2 người làm chứng (mỗi bên 1 người), cùng kí vào giấy Biên bản đặt cọc. Hoặc bạn cũng có thể tự quay phim lại quá trình giao dịch đặt cọc để làm bằng chứng trước pháp luật phòng khi bất trắc.

– Thỏa thuận các khoản thuế phải đóng cụ thể:

+ Thuế thu nhập cá nhân 02% giá trị hợp đồng bên nào đóng.

+ Lệ Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng bên nào đóng.

+ Phí Công chứng hồ sơ Chuyển Nhượng.

+ Phí môi giới phải rõ ràng ngay từ đầu.

+ Các lệ phí khác gồm: Lệ phí địa chính, Lệ phí thẩm định hồ sơ, Lệ phí cấp GCNQSDĐ.

– Sau khi đặt cọc xong 2 bên sẽ hẹn ngày giao dịch cụ thể.

  1. Thanh Toán Và Ký Hợp Đồng Mua Bán Công Chứng:

Thông thường, việc tiến hành ký hợp đồng và công chứng hợp đồng được tiến hành gần như đồng thời với việc bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán, cũng như bên bán bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của văn phòng công chứng cho bên mua.

– Các loại giấy tờ bên bán cần chuẩn bị:

+ Bản gốc CMND + 04 bản photo chông chứng (của cả vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)

+ Bản gốc hộ khẩu thường trú + 04 bản photo công chứng (của cả vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)

+ Bản gốc giấy đăng ký kết hôn + 04 bản photo công chứng (nếu bên sở hữu là vợ và chồng)

+ Bản gốc sổ đỏ nhà đất đang giao dịch

– Các giấy tờ bên mua cần chuẩn bị:

+ Bản gốc CCCD/CMND + 04 bản photo công chứng

+ Bản gốc hộ khẩu thường trú + 04 bản photo công chứng

+ Biên bản bàn giao các giấy tờ liên quan tới sổ.

+ Biên bản nhận tiền mặt hoặc nhận chuyển khoản.

Khi ký hợp đồng mua bán tại cơ quan công quyền, các công chứng viên sẽ xác nhận xem hai bên đã hoàn tất thủ tục thanh toán hay chưa, sau đó mới giao hợp đồng đã được công chứng, sẽ có tới 05 bản trong đó có 1 bản lưu tại văn phòng công chứng, 01 bản người bán sẽ cầm và 3 bản sẽ được giao cho người mua.

  1. Nộp Hồ Sơ Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Tại Cơ Quan:

– Bên mua và bên bán sẽ phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng của một cấp chính quyền như quận, huyện,

– Bộ hồ sơ bao gồm:

+ 02 bản sổ hộ khẩu

+ CMND

+ Đăng ký kết hôn/ Giấy chứng nhận độc thân

+ 02 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên.

+ Sổ đỏ bản gốc.

– Thẩm Định Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất:

– Cơ quan thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại thông tin về thửa đất theo hồ sơ mà hai bên đã nộp lên cơ quan công quyền.

– Sau khi đã xác nhận được thông tin, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo thuế để chủ nhà đi nộp, thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.

  1. Đóng Các Loại Phí Và Thuế Trước Bạ:

– Tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán mà một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp quận/huyện.

+ Bên bán: Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng.

+ Bên mua: Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng.

+ Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp.

+ Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).

+ Lệ phí cấp GCNQSDĐ: 0,15% giá trị hợp đồng.

– Liên hệ Cơ quan thuế để nộp thuế, khi nhận được thông báo thuế của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Nhận Giấy Chứng Nhận:

– Sau khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến UBND quận/huyện hoặc phòng 1 cửa nộp biên lai nhận sổ đã thay đổi thông tin qua chủ mới và nhận sổ về.

– Những giấy tờ nhà đất đã được đăng ký làm lại thông tin chủ sở hữu sẽ được cấp lại vào khoảng từ 30 – 45 ngày sau kể từ ngày đăng ký thay đổi.

 

 

F. THỰC HÀNH

PHẦN II

THỰC HÀNH KIỂM TRA VÀ TRA CỨU QUY HOẠCH

 

  1. Ứng Dụng KMZ Tra Cứu Quy Hoạch Bằng Goolge Earth Điện Thoại

 

– File dữ liệu của MicroStation gọi là Design file (.dgn). Tại một thời điểm MicroStation chỉ cho phép người sử dụng làm việc với một Design file. File này gọi là Active Design File.

– Nếu bạn mở một Design file khi đã có một Design file khác đang mở sẵn, MicroStation sẽ tự động đóng file đầu tiên lại. Tuy nhiên bạn có thể xem (tham khảo) nội dung của các Design file khác bằng cách tác động đến các file đó dưới dạng các file tham khảo (Reference File).

 

 

Rate this post