THỦ TỤC HỢP THỬA ĐẤT

Bên cạnh nhu cầu về chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, tách thửa của người sử dụng đất thì người sử dụng đất còn có nhu cầu hợp thửa đất để phù hợp với mục đích sử dụng đất. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục để hợp thửa đất là như thế nào.

Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục hợp thửa đất


Cơ sở pháp lý


– Luật đất đai 2013

– Nghị định 46/2014/NĐ-CP

– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

– Thông tư 25/2015/TT-BTNMT

Hợp thửa đất là gì?

Hợp thửa đất là trường hợp gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Hay, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ các thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu.

Tại sao phải hợp thửa đất


– Dễ quản lý đối với các thửa đất

– Phụ vụ nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất

Điều kiện để hợp thửa đất


– Các thửa đất phải liền kề nhau

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013:

“Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”.

Theo đó khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Mà muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau khi hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định thì các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.

–  Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng

  Tại thông tư 25/2014/TT-BTNMT: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Mục đích sử dụng đất trên toàn diện tích thửa đất phải giống nhau. Như vậy, thửa đất hình thành từ việc hợp thửa cũng phải có mục đích sử dụng đất giống nhau trên toàn diện tích thửa đất.

Trường hợp muốn hợp thửa đất liền kề mà không cùng mục đích sử dụng thì làm như thế nào?


– Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.

– Để chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải xem loại đất mình sử dụng thuộc trường hợp có phải xin phép hay không.

Đối tượng áp dụng hợp thửa đất


– Thủ tục hợp thửa đất chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Thành phần hồ sơ hợp thửa đất


Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT người có nhu cầu hợp thửa cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:

– Đơn đề nghị hợp thửa đất theo Mẫu số 11/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ).

– Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người sử dụng đất

Thẩm quyền 


– Văn phòng đăng ký đất đai ( chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ) hoặc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện, thị xã nơi có đất muốn hợp thửa

Cơ quan về đăng ký đất đai có nhiệm vụ sau


– Đo đạc địa chính

– Lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Thời gian giải quyết hồ sơ hợp thửa đất 


Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn được tính như sau::

– Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Các nghĩa vụ về tài chính khi hợp thửa đất và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi hợp thửa đất


–  Lệ phí trước bạ

Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ), bạn phải nộp lệ phí trước bạ 0,5% như sau:

[Lệ phí trước bạ phải nộp] = [Giá tính lệ phí trước bạ] x 0,5%.

– Tiền sử dụng đất:

Áp dụng tiền sử dụng đất đối với một số trường hợp

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ)

– Lệ phí đo đạc đất

– Lệ phí thẩm định

Khách hàng cần cung cấp 


Thông tin cần cung cấp

– Thông tin về thửa đất, diện tích đất, nguồn gôc đất, địa chỉ thửa đất

– Thông tin về nguồn gốc thửa đất

Tài liệu cần cung cấp

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu, hộ chiếu

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Các tài liệu liên quan đến đất cần hợp thửa

Công việc của chúng tôi


– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục hợp thửa đất

– Soạn thảo hồ sơ hợp thửa đất

– Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước

– Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ

– Thay mặt quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước

– Nhận kết quả  và bàn giao cho quý khách

Nội dung các công việc thực hiện
– Tư vấn cho các bên về việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc chuyển mục đích sử dụng đất;
– Làm việc với công ty Địa chính để đo kích thước thửa đất (Trong trường hợp cần phải đo đạc);
– Tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký để bảo đảm tính hợp lệ của hồ sơ;
– Xin phép xây dựng và hoàn công xây dựng.
– Tranh chấp đất đai
– Dịch vụ làm sổ đỏ, sổ hồng
– Thẩm định giá, định giá tài sản
Thông tin liên hệ cấp sổ và xin phép xây dựng:
Phone và Zalo, Viber: 036.3232.739
Email: datsach.com.vn@gmail.com
web: datsach.net
THỦ TỤC HỢP THỬA ĐẤT
Rate this post