Quận 8 là một quận nội thành nằm ở phía tây nam Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những khu vực được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Dưới đây, Datsach sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin, bản đồ quy hoạch quận 8 TPHCM mới nhất trong gian đoạn 2021 – 2030.
I. Phạm vi, tính chất lập quy hoạch quận 8 TPHCM
Phạm vi lập quy hoạch quận 8 năm 2021 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính quận 8, có diện tích 19,11 km², có vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp Quận 7 qua rạch Ông Lớn
- Phí đông bắc Quận 4 qua kênh Tẻ
- Phía tây giáp quận Bình Tân
- Phía nam giáp huyện Bình Chánh
- Phía bắc giáp Quận 5 và Quận 6 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa.
Là một trong những quận trọng yếu nằm trong quy hoạch TPHCM, Quận 8 có mạng lưới giao thông đường bộ và giao thông đường thủy khá thuận lợi, là nơi tập trung các đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng, trong nước và quốc tế. Tất cả tạo cho Quận 8 có nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thương mại – dịch vụ.
Chức năng của quận là dân dụng, dịch vụ – thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bao gồm:
- Khu ở đô thị: khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
- Khu trung tâm thương mại – dịch vụ cấp khu vực: trung tâm thương mại Bình Điền.
- Khu cảng Phú Định.
II. Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 8 TPHCM
1. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 8
a) Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian quận 8
2.1. Các đơn vị ở:
Phân khu đơn vị ở chia 4 khu ở: khu ở hiện hữu cải tạo (phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14) và khu ở cũ kết hợp với phát triển (phường 6, 7, 15, 16). Do có thuận lợi về kênh rạch vì vậy hướng phát triển trải dài dọc theo các trục kênh rạch lớn: kênh Tàu Hũ, kênh Đôi là chủ yếu.
- Chuyển đổi các khu đất kho bãi, tiểu thủ công nghiệp xen cài trong khu dân cư hiện hữu và dọc các tuyến đường: đường Ba Đình phường 8, 9; bến Bình Đông phường 12, 13 để xây dựng chung cư có tầng cao 10 – 25 tầng, giải quyết quỹ nhà ở tái định cư và giảm mật độ xây dựng dành quỹ đất để bố trí cây xanh và công trình hạ tầng xã hội.
- Bố trí một số dự án tái định cư trong các khu công viên như:
- Khu Đồng Diều phường 4, quy hoạch được duyệt là cụm công trình văn hóa thể thao và thương mại của quận, với quy mô 35,83 ha; đã giảm từ 35,83 ha xuống còn 26,87 ha do bố trí thêm một dự án xây dựng nhà ở và bị dân lấn chiếm tại khu vực dọc theo rạch Du và rạch Ông Nhỏ.
- Dọc Cống hộp (rạch Ụ Cây lấp đi) phường 10, 11 quy hoạch đất cây xanh chuyển đổi thành đất xây dựng nhà tái định cư.
- Công viên rạch Hiệp Ân phường 5 quy hoạch năm 1998 là 29 ha (kể cả mặt nước) chuyển đổi một phần đất để xây dựng nhà ở tại phía Tây rạch giáp đường Tạ Quang Bửu (4 ha) và khu dân cư cao tầng phía Đông rạch (5,5 ha), diện tích công viên còn lại 6,65 ha (không tính mặt nước).
- Công viên rạch Lào: quy hoạch năm 2018 khoảng 12 ha nay chuyển đổi thành khu tái định cư và khu giáo dục, diện tích công viên còn lại khoảng 4,2 ha.
- Giai đoạn 2025 sẽ chuyển đổi khu công nghiệp Bình Đăng thành khu dân cư cao tầng xây dựng với mật độ thấp. Dành một phần đất xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, thương mại dịch vụ và cây xanh.
- Giai đoạn từ nay đến 2030 tiến hành chương trình chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư khoảng 10.600 căn nhà ven và trên kênh rạch, 16.000 căn nhà lụp xụp trên địa bàn quận. Tái định cư tại các khu chung cư xây mới rạch Ụ Cây, chung cư Bến Ba Đình, chung cư Trương Đình Hội II, khu Dương Bá Trạc…
4.2. Hệ thống trung tâm:
a) Cấp quận:
- Khu trung tâm tại phường 5 gồm các chức năng: hành chánh, văn hóa, thể dục thể thao (16 ha).
- Trung tâm thương mại dịch vụ Xóm Củi thuộc phường 11, 13 kết hợp với khu phức hợp rạch Ụ Cây phục vụ cho khu vực phía Đông của quận;
- Trung tâm thương mại dịch vụ tại phường 7 kết hợp với khu hỗn hợp cao tầng dọc trục đường Trịnh Quang Nghị.
* Trục thương mại dịch vụ: dọc các tuyến Bến Bình Đông, Nguyễn Duy, Phạm Thế Hiển, đường Phạm Hùng, Nguyễn Thị Tần, Trịnh Quang Nghị, Tùng Thiện Vương – Quốc lộ 50, Tạ Quang Bửu, Dương Bá Trạc, Đại lộ Đông Tây, An Dương Vương.
b) Cấp thành phố:
- Trung tâm thương mại Bình Điền – chợ đầu mối nông sản thực phẩm là cửa ngõ phía Tây Nam của quận diện tích 50ha (không kể diện tích giao thông và bãi xe).
- Trung tâm y tế: Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tại phường 2, 3 diện tích 6,6 ha.
- Trung tâm giáo dục: gồm trường Đại học dân lập Kỹ nghệ và một phần Đại học của đô thị Nam, diện tích khoảng 6ha.
4.3. Công viên cây xanh:
Giảm diện tích các công viên tập trung để bố trí đất cho các công trình phúc lợi công cộng và nhà ở tái định cư như: công viên khu Đồng Diều phường 4 (26,87ha), công viên rạch Hiệp Ân phường 5 (6,65ha – không tính mặt nước), công viên Rạch Lào phường 15 (4,2ha)…,
Bổ sung một số công viên xen cài trong các khu dân cư mới nhằm đảm bảo chỉ tiêu theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt như:
- Công viên rạch Ông Lớn phường 1, 2 : diện tích 3,2ha;
- Công viên rạch Ruột Ngựa phường 16 : diện tích 5,6ha;
- Công viên phường 4 (gần rạch Cầu Một) : diện tích 2,9ha.
Chỉ tiêu bình quân đạt 5,2m2/người.
4.4. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Di dời và chuyển đổi các xí nghiệp Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm, duy trì phát triển một số ngành sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tập trung vào các lĩnh vực như dệt may, cơ khí, điện – điện tử, kim khí điện máy, chế biến lương thực, thực phẩm… Ngoài ra, còn có một phần khu công nghiệp Phong Phú (thuộc đô thị Nam) tại phường 7 với chức năng là khu công nghiệp sạch.
Dự kiến từ 2021 – 2030 chuyển đổi cụm công nghiệp Bình Đăng thành đất dân dụng. Tổng diện tích cụm công nghiệp khoảng 28 ha, phân bổ khoảng 8 – 10 ha cho đất công trình công cộng và công viên cây xanh xen cài, phần còn lại xây dựng các khu phức hợp, nhà ở và công nghiệp sạch như lắp ráp điện tử, công nghệp phần mềm….
4.5. Mạng lưới kho bãi:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất các kho bãi thuộc quận quản lý (tại phường 7, 11, 12, 13…) để bổ sung cho quỹ đất nhà ở tái định cư và các công trình phúc lợi công cộng.
Kho bãi thuộc cấp thành phố quản lý khoảng 106ha bao gồm khu cảng Phú Định phường 16 (50ha) chức năng kho bãi, cảng sông chủ yếu về hàng hóa; và khu E – khu D phường 7 (56ha), với chức năng là trung tâm lưu chuyển hàng hóa.
4.6. Thiết kế đô thị:
a) Giới hạn trong việc đề xuất chiều cao xây dựng công trình:
Giới hạn chiều cao cho các công trình xây dựng tại quận 8 phụ thuộc các yếu tố:
- Sức chịu tải của nền đất;
- Công năng sử dụng của các công trình;
- Các giới hạn về an toàn của các hành lang kỹ thuật như tuyến cấp điện, kênh thoát nước, chiều rộng của tuyến giao thông…;
- Các giới hạn được quy định trong cấp phép xây dựng các công trình kiến trúc và quản lý sử dụng các công trình kiến trúc.
b) Bố cục mặt bằng không gian đô thị:
Quận 8 được chia làm 2 cụm:
- Cụm 1 bao gồm khu 1, khu 2 và một phần khu 3 (phường 4) là khu vực dân cư hiện hữu với các công trình thấp tầng xen kẻ một số trung tâm thương mại dịch vụ và trung tâm hành chánh.
- Cụm 2: một phần khu 3 (phường 15, 16) và khu 4 là khu dân cư phát triển mới với các công trình nhà ở cao tầng dọc các tuyến đường chính và khu trung tâm thương mại dịch vụ khu vực.
Bố cục không gian toàn quận được định hướng như sau:
- Khu vực cửa ngõ với các công trình cao tầng, hệ số sử dụng đất ≤ 6 tại khu vực chợ Xóm Củi, khu trung tâm khu vực phường 7.
- Khu trung tâm hành chánh với công trình thấp tầng, hệ số sử dụng đất ≤ 3.
- Các khu phố chuyên doanh trên các trục đường chính (lộ giới ≤ 30m): hệ số sử dụng đất ≤ 4.
- Các khu nhà ở hiện hữu chỉnh trang hệ số sử dụng đất ≤ 3.
- Các khu chung cư cao tầng hệ số sử dụng đấ t ≤ 5.
c) Tổ chức không gian đô thị cho các khu vực tiêu biểu
* Cửa ngõ đô thị:
Khu cửa ngõ phía Tây Nam:
- Khu trung tâm thương mại Bình Điền là khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, tiếp nhận hàng hóa từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất thành phố. Hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng đối với khu vực này sẽ được xác định cụ thể trong từng dự án đầu tư.
- Khu trung tâm khu vực nằm trên đường Trịnh Quang Nghị, đây là khu vực dân cư mới cao tầng nên khu vực trung tâm sẽ được phép xây dựng với tầng cao tối đa. Tận dụng khoảng không gian cây xanh dưới chân cầu kết hợp với sông Bến Lức tạo cảnh quan cho khu trung tâm.
Cửa ngõ phía Đông Bắc:
Trên tuyến đường Bến Xóm Củi thuộc phường 11, 12, 13 sẽ hình thành khu cửa ngõ phía Tây Bắc của quận với chức năng là khu trung tâm thương mại – dịch vụ, với các cụm công trình trọng điểm, các công trình kiến trúc hoành tráng tạo thành điểm nhấn, các công trình này quyết định bộ mặt đô thị của quận. Hệ số sử dụng đất ≤ 6.
* Tuyến cảnh quan đô thị:
- Trục cảnh quan của quận được xác định là hai tuyến đường dọc kênh Đôi là đường Nguyễn Duy, đường Phạm Thế Hiển và đường Bến Bình Đông dọc kênh Tàu Hủ được xác định là 2 trục xương sống của quận, vì đây là tuyến kênh lớn và khoảng không gian cây xanh ven kênh khi giải tỏa nhà lấn chiếm rộng có thể bố trí các khu công viên với các tượng đài, tiểu cảnh nhỏ tạo cảnh quan cho khu vực. Ngoài ra còn có tuyến đường Tạ Quang Bửu là một trong những tuyến giao thông xuyên suốt từ Đông sang Tây vừa là trục dịch vụ thương mại của quận.
- Để khôi phục lại quan cảnh truyền thống của quận là “trên bến dưới thuyền” (khôi phục nhưng không làm mất đi cảnh quan sông nước truyền thống vốn có của trên bến dưới thuyền tại trục đường Bến Ba Đình, Bến Bình Đông, Bến Mễ Cốc) cần tiến hành nạo vét lòng kênh kết hợp cải thiện môi trường nước, hình thành lại các tuyến giao thông thủy trên các trục đường Bến Ba Đình, Bến Bình Đông, Bến Mễ Cốc. Tổ chức các bến lên hàng, các bến tàu chở khách tham quan tại các khu trung tâm thương mại và các khu công viên tập trung lớn của quận như công viên khu Đồng Diều.
* Khu ở:
- Khu ở hiện hữu: duy trì hình thức nhà liên kế phố.
- Khu ở xây dựng mới: chủ yếu tại các khu nhà xưởng, xí nghiệp chuyển đổi mục đích, các khu vực dự án thuộc phường 6, 7, 15, 16 theo hình thức căn hộ cao tầng tăng hệ số sử dụng dành đất bố trí công viên cây xanh, các công trình phúc lợi, tổ chức lối đi bộ, bãi xe, kết hợp chỉnh trang khu dân cư hiện hữu bên ngoài, với tầng cao tối đa không khống chế (tùy theo từng khu vực).
3. Thông tin quy hoạch giao thông quận 8
3.1. Về giao thông đường bộ đối ngoại:
Có 6 tuyến đường có chức năng đối ngoại, nối kết các vùng, khu vực đô thị kế cận gồm đường Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Đông Tây, Trịnh Quang Nghị, Hồ Học Lãm, Quốc lộ 50 và đường tránh Quốc lộ 50. Tổng chiều dài khoảng 5,266km.
3.2. Về giao thông đường thủy:
- Về tuyến luồng: Các sông rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: sông Chợ Đệm – Bến Lức, sông Cần Giuộc, kênh Đôi thuộc cấp III – ĐTNĐ; kênh Tẻ thuộc cấp II – ĐTNĐ, kênh Tàu Hủ – Lò Gốm thuộc cấp V- ĐTNĐ (kênh Tàu Hủ thuộc cấp IV, đề nghị chuyển thành cấp V); rạch Ông Lớn thuộc cấp III – ĐTNĐ; rạch Xóm Củi thuộc cấp V – ĐTNĐ; kênh Ngang số 2, kênh Ngang số 3 thuộc cấp IV – ĐTNĐ (kênh Ngang số 1, đề nghị chuyển chức năng tiêu thoát nước là chủ yếu), rạch Bà Tàng thuộc cấp VI – ĐTNĐ và rạch Nước Lên thuộc cấp V – ĐTNĐ.
- Về hệ thống cảng, bến: cảng sông Phú Định đảm nhận chức năng là cảng sông chính của thành phố với công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm và quy mô diện tích khoảng 64 ha. Trong đó diện tích bến, bãi khoảng 16 ha và diện tích khu tái định cư khoảng 4 ha. Ngoài ra tại khu trung tâm thương mại Bình Điền dự kiến xây dựng một bến xếp dỡ hàng hóa phục vụ cho khu vực.
3.3. Quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 5 và tuyến đường trên cao số 3:
- Tuyến đường sắt đô thị số 5: Đồ án nghiên cứu đề xuất định hướng tuyến theo hướng đi trong hành lang đường Vạn Kiếp, Tùng Thiện Vương và Quốc lộ 50 trong ranh địa bàn quận 8 với chiều dài khoảng 2,1 km. Dự kiến có 2 ga dọc trên tuyến đường Tùng Thiện Vương và đường Quốc lộ 50, quy mô mỗi ga khoảng 0,5 ha.
- Tuyến đường trên cao số 3: tuyến đường trên cao số 3 đi trên đường Dương Bá Trạc. Tuy nhiên, để phù hợp với tình thực thực tế của quận, Đồ án đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường trên cao số 3 đi qua địa bàn quận 8 là hướng dọc sông Giồng ông Lớn. Việc triển khai hướng tuyến cụ thể sẽ được thực hiện khi có dự án và được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
3.4. Về các công trình phục vụ đối ngoại: có 5 nút giao thông chính:
- Nút giao cắt đường đại lộ Đông Tây – An Dương Vương.
- Nút giao cắt đường đại lộ Đông Tây – đường đô thị (Vành đai trong).
- Nút giao cắt đường An Dương Vương – đường đô thị (Vành đai trong).
- Nút giao cắt đường Hồ Học Lãm (Vành đai 2) – An Dương Vương (nút giao cắt đầu cầu).
- Nút giao cắt đường Trịnh Quang Nghị (Vành đai 2) – Phạm Thế Hiển nối dài (nút giao cắt đầu cầu).
3.5. Về giao thông đường bộ đối nội: Trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu dự kiến nâng cấp, cải tạo mở rộng theo đúng quy định lộ giới trước đây, hình thành và phát triển thêm các tuyến đường chính trong các khu đô thị.
Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch quận 8 TPHCM đến năm 2030. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục cập nhật những thông tin, bản đồ quy hoạch các quận, huyện khác tại QUY HOẠCH TPHCM trong thời gian tới. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đầu tư đúng đắn nhất.