Các trường hợp nên lập vi bằng làm chứng cứ

1. Vi bằng là gì:

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

2. Nội dung:

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Sau đó, Thừa phát phải gửi Sở Tư Pháp thì vi bằng mới hợp lệ.

Ngoài thừa pháp, về mặt dân sự, thẩm phán hòa giải, các nhân viên công lực, chưởng kế, phụ tá công lý cũng có thể lập vi bằng.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Trong các quyền của Thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn.

Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Như vậy ta đã hiểu thế nào là lập vi bằng. Trong các trường hợp nào thì cần lập vi bằng để làm chứng cứ có lợi? Sau đây ĐẤT SẠCH xin đưa ra các trường hợp nên lập vi bằng làm chứng cứ khi cần như sau:

SttNội dung
1Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà
2Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê
3Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm
4Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình
5Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật
6Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế
7Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông
8Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình
9Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu
10Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp
11Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra
12Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng
13Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh
14Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại
15Xác nhận mức độ ô nhiễm
16Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện
17Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…
5/5 - (1 bình chọn)