Quận 7 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào 6/1/1997. Quận 7 nổi tiếng với khu chế xuất Tân Thuận, công viên giải trí Wonderland và Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (Khu đô thị Nam Sài Gòn).
Dưới đây, Datsach sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin và bản đồ quy hoạch quận 7 TPHCM trong giai đoạn 2021 – 2030 đầy đủ, chính xác nhất.
I. Phạm vi lập quy hoạch quận 7
Phạm vi lập quy hoạch quận 7 TPHCM năm 2021 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của quận 7, với 10 phường có diện tích 35,69 km², vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Nhà Bè) và thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn)
- Phía tây giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh với ranh giới là rạch Ông Lớn
- Phía nam giáp huyện Nhà Bè với ranh giới là Rạch Đỉa – Rạch Rơi – Sông Phú Xuân
- Phía bắc giáp Quận 4 (qua Kênh Tẻ) và thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn).
Là một trong những quận có vị trí ở trung tâm trong quy hoạch TPHCM, Quận 7 có mạng lưới giao thông đường bộ và giao thông đường thủy khá thuận lợi, là nơi tập trung các đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng, trong nước và quốc tế. Tất cả tạo cho Quận 7 có nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thương mại – dịch vụ.
I. Phạm vi lập quy hoạch quận 7
Phạm vi lập quy hoạch quận 7 TPHCM năm 2021 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của quận 7, với 10 phường có diện tích 35,69 km², vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Nhà Bè) và thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn)
- Phía tây giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh với ranh giới là rạch Ông Lớn
- Phía nam giáp huyện Nhà Bè với ranh giới là Rạch Đỉa – Rạch Rơi – Sông Phú Xuân
- Phía bắc giáp Quận 4 (qua Kênh Tẻ) và thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn).
Là một trong những quận có vị trí ở trung tâm trong quy hoạch TPHCM, Quận 7 có mạng lưới giao thông đường bộ và giao thông đường thủy khá thuận lợi, là nơi tập trung các đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng, trong nước và quốc tế. Tất cả tạo cho Quận 7 có nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thương mại – dịch vụ.
II. Thông tin, bản đồ quy hoạch quận 7 TPHCM
1. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 7
Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của Quận 7 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
a) Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch:
1. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 7
Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của Quận 7 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
a) Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch:
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian quận 7
Quận 7 là địa bàn thuộc phía Bắc huyện Nhà Bè trước đây, có đặc thù đô thị hóa phát triển nhanh ; với trung tâm đô thị mới khu A-Nam Sài Gòn, các trục giao thông quan trọng như đường Bình Thuận, tỉnh lộ 15, sông Sài Gòn, sông Nhà Bè đi qua là khung chính để tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của quận ;
- Khu vực phường Tân Phú với khu A – Nam Sài Gòn chiếm phần lớn là nơi tập trung xây dựng nhiều công trình cao tầng, hiện đại, mật độ xây dựng tương đối cao ;
- Các khu vực kế cận khu A, như Phú Mỹ, Tân Phong… chiều cao công trình và mật độ xây dựng giảm dần, nhất là về phía Đông Nam và Nam của quận ;
a) Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, cảng và kho tàng :
- Khu chế xuất Tân Thuận, nằm phía Đông Bắc của quận, diện tích 300 ha, là công nghiệp sạch, chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu ;
- Khu công nghiệp Phú Mỹ (nay thuộc Phú Thuận), nằm phía Đông của quận giáp sông Nhà Bè, diện tích 150 ha.
- Khu công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, kho bãi Tân Thuận Đông, nằm kế cận phía Nam khu chế xuất Tân Thuận, trên cơ sở cải tạo một số nhà máy cũ và xây dựng mới, diện tích 60 ha.
- Cảng và kho tàng tập trung tại khu vực cảng Tân Thuận, Bến Nghé và cảng container phía Bắc của quận (kế bên khu chế xuất Tân Thuận), diện tích khoảng 60 ha ;
Ngoài ra, còn có một số bến bãi khác, diện tích 10 ha.
b) Các khu dân cư :
Toàn quận chia thành 4 khu dân cư, được bố trí như sau :
Khu 1 : Vị trí nằm ở phía Tây Bắc của quận, gồm các phường Tân Hưng, Tân Quy, Tân Kiểng, một phần phường Tân Thuận Tây và Bình Thuận ; Là khu vực có nhiều dân cư hiện hữu, giải pháp chính là cải tạo, chỉnh trang, xây chen các dự án có quy mô vừa và nhỏ ; diện tích tự nhiên 584 ha, số dân dự trù khoảng 85.000 người, mật độ xây dựng bình quân trong khu ở 37%, công trình phúc lợi công cộng lớn có trường phổ thông trung học và các công trình công cộng khác.
Khu 2 : Vị trí nằm phía Bắc của quận, gồm một phần các phường Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Bình Thuận, Tân Phú và Phú Thuận ; Là khu vực có nhiều dân cư hiện hữu, giải pháp chính là cải tạo các khu vực dọc tỉnh lộ 15 và thực hiện các dự án mới trên đường Bình Thuận theo dạng tổ hợp từng nhóm công trình cao và thấp tầng. Diện tích tự nhiên 255 ha, số dân dự trù khoảng 40.000 người, mật độ xây dựng bình quân trong khu ở 35%, công trình phúc lợi công cộng lớn có trường phổ thông trung học, bệnh viện, trung tâm hành chánh quận, các công trình công cộng khác…
Khu 3 : Vị trí nằm phía Tây Nam của quận gồm phường Tân Phú và Tân Phong gồm khu A-Nam Sài Gòn và khu đại học phía Đông (dự kiến), đây là khu xây dựng mới, kiến trúc cao tầng, hiện đại ; diện tích tự nhiên 692 ha, số dân dự trù khoảng 140.000 người, mật độ xây dựng bình quân trong khu ở 32%, công trình phúc lợi công cộng lớn có trường phổ thông trung học, bệnh viện, các công trình công cộng khác…
Khu 4 : Vị trí nằm phía Nam của quận, gồm các phường Phú Thuận và Phú Mỹ ; diện tích tự nhiên 1.342 ha, số dân dự trù khoảng 55.000 người, mật độ xây dựng bình quân trong khu ở 23%, công trình phúc lợi công cộng lớn có trường phổ thông trung học, các công trình công cộng khác…
c) Trung tâm quận và công trình công cộng :
- Trung tâm quận bố trí mới tại phường Bình Thuận, diện tích 22,34 ha. Ở đây, tập trung các công trình công cộng cấp quận về hành chánh, y tế, giáo dục, văn hóa-thể dục thể thao…
- Các công trình khác như trường phổ thông trung học, trung tâm đào tạo việc làm, khu du lịch Hương Tràm… được bố trí ở các khu khác trên địa bàn quận ;
- Trung tâm dịch vụ – thương mại cấp thành phố bố trí trong khu A-Nam Sài Gòn thuộc phường Tân Phú ;
- Mỗi cụm dân cư liên phường và từng phường bố trí các công trình phục vụ công cộng theo cấp gồm : giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và dịch vụ thương mại-chợ, đáp ứng nhu cầu theo qui mô số dân .
d) Công viên – cây xanh công cộng :
Quận 7 với điều kiện tự nhiện thuận lợi nhiều sông rạch, bố trí một số công viên tại mũi đèn đỏ phường Phú Thuận (50 ha), khu du lịch Hương Tràm phường Bình Thuận (20 ha), công viên trước Ủy ban nhân dân quận hiện tại (25 ha), công viên “Ánh trăng” (trong khu A-Nam Sài Gòn) ;
Ngoài ra, dọc sông Sài Gòn, Nhà Bè, rạch Đỉa, rạch Rơi, sông Phú Xuân… bố trí nhiều mảng xanh ; các hành lang xanh nối vào các khu dân cư, các trung tâm công cộng.
3. Thông tin quy hoạch giao thông quận 7 TPHCM
Tổ chức giao thông của quận 7 dựa trên các trục chính là trục đường Bình Thuận (vào khu chế xuất Tân Thuận và qua Cát Lái) lộ số 1, tỉnh lộ 15, đường Vĩnh Phước và đường dự kiến mở nối cảng Bình Thung với cảng Cây Khô (Nhà Bè)…
Trên cơ sở các trục đường hiện có, phát triển thêm các đường mới theo hướng Đông-Tây, Nam-Bắc, gồm đường khu vực (lộ giới từ 30-40 m), đường khu nhà ở (lộ giới từ 20m – 25m).
Xây dựng các nút giao nhau khác cốt tại các ngã tư giữa đường Vĩnh Phước, tỉnh lộ 15 với đường Bình Thuận, nút khu A và đầu cầu Tân Thuận.
Bãi đậu xe lớn của thành phố và quận bố trí tại khu A, khu chế xuất Tân Thuận và khu công nghiệp Phú Mỹ.
Trên sông Sài Gòn, Nhà Bè và các sông rạch lớn khác, củng cố, đầu tư chiều sâu các cảng biển, cảng sông hiện tại ; xây dựng mới cảng nhỏ ở khu công nghiệp Phú Mỹ trên sông Nhà Bè và các cảng vận tải nội địa khác.
Trong tương lai, xây dựng tuyến đường sắt nội đô nối quận 7 với các quận khác trong thành phố, chủ yếu trên hành lang khống chế các tuyến đường chính.
Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch quận 7 TPHCM đến năm 2030. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục cập nhật những thông tin, bản đồ quy hoạch các quận, huyện khác tại QUY HOẠCH TPHCM trong thời gian tới. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đầu tư đúng đắn nhất.