Biện pháp Trưng dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?

Trưng dụng đất là gì? Các trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng đất? Thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất thuộc về ai? Hình thức, thời hạn thực hiện quyết định này? Cùng Chúng tôi tìm hiều về các vấn đề trên qua bài viết sau.
Khái niệm 
Trưng dụng đất là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước trong một số trường hợp nhất định có thể tiến hành sử dụng quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định mà không phải trả các khoản phí cho các chủ thể đó, trừ trường hợp gây hại tới đất được trưng dụng hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nêu trên mà cơ quan tiến hành trưng dụng đất mới phải thực hiện bồi thường thiệt hại.
Trường hợp áp dụng
Căn cứ Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013 thì: “Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”.
Nếu cơ quan Nhà nước tiến hành trưng dụng đất không thuộc các trường hợp nêu trên thì bị coi là trái pháp luật hay nói cách khác, cơ quan Nhà nước không có quyền trưng dựng đất ngoài các trường hợp nêu trên.
Thẩm quyền trưng dụng đất
Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 có liệt kê các đối tượng có thẩm quyền trưng dụng đất tùy vào trường hợp thực hiện như sau: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Những người có thẩm quyền trưng dụng đất nêu trên sẽ không được phân cấp thẩm quyền cho người khác hay có nghĩa người có thẩm quyền không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.
Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng dụng đất
Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản;
Trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng.
Thời điểm có hiệu lực của Quyết định trưng dụng đất: có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành. (Khoản 2 Điều 72 Luật Đất đai 2013)
Lưu ý:
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nội dung của quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất bao gồm:
– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
– Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
– Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
– Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
– Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
Thời hạn trưng dụng đất và gia hạn trưng dụng đất
Khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy đinh như sau: “Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.”
Như vậy, trưng dụng đất được tiến hành sau khi có quyết định trưng dụng đất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu như hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng vẫn chưa đạt được thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành gia hạn trưng dụng đất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn.
Hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất
Khi hết thời hạn trưng dụng đất thì việc hoàn trả đất trưng dụng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
– Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng;
– Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 72 Luật Đất đai 2013: “Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.” Như vậy, sau khi hết thời hạn trưng dụng đất thì cơ quan tiến hành trưng dụng đất thực hiện trả lại đất trưng dụng cho người sử dụng đất đó mà không phải trả các bất kỳ khoản lợi nào cho người sử dụng đất trưng dụng trong suốt thời gian trưng dụng đất.
Tuy nhiên, nếu hành vi trưng dụng đất khiến đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mới phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:
– Mức bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013.
– Trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại, thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Biện pháp Trưng dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?
Công ty xin chia sẽ dịch hỗ trợ dịch vụ tư vấn như sau ạ!
DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT:
✅ Xin cấp phép xây dựng
✅ Hoàn công nhà đất
✅ Cấp giấy chứng nhận lần đầu
✅ Hợp thức hóa nhà đất
✅ Chuyển mục đích đất ở
✅ Tách thửa – Gộp thửa – hợp thửa
✅ Cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất
✅ Tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, mua bán
✅ Thế chấp, giải ngân khoản vay
✅ Định giá, thẩm định giá BĐS nhà đất
✅ Xin cấp số nhà
—————————-
DỊCH VỤ ĐO ĐẠC NHÀ ĐẤT:
✅ Đo đạc nhà đất, giao ranh, cắm mốc.
✅ Lập bản vẽ hiện trạng, vị trí đất phục vụ cấp giấy chứng nhận QSDĐ
✅ Đo đạc bản vẽ phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng
✅ Đo đạc nhà đất phục vụ toà án.
—————————-
DỊCH VỤ LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT:
✅ Luật sư tư vấn hợp đồng, soạn thảo hợp đồng đặt cọc, mua bán chuyển nhượng
      tặng cho, thừa kế, thế chấp để tránh rủi ro.
✅ Luật sư đàm phán và giải quyết tranh chấp hợp đồng;
✅ Đơn khởi kiện hợp lệ, và nghiệp vụ thu thập chứng cứ;
✅ Di chúc – Thừa kế – Phân chia di sản thừa kế;
✅ Ly hôn đơn phương, thuận tình ly hôn; quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng;
      các vấn đề thỏa thuận tài sản chung vợ chồng trước khi mở Tòa.
✅ Luật sư tranh tụng tại Tòa án Sơ thẩm, Phúc thẩm.
—————————
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Phone và Zalo, Viber: 036.3232.739
Email: datsach.com.vn@gmail.com
Rate this post