Tranh chấp về lối đi chung là một loại tranh chấp điển hình hiện nay, điều gây rất nhiều búc xúc, tốn kém chi phí, thời gian. Vậy trong trường hợp xảy ra việc hàng xóm tự ý mở lối đi qua thì phải giải quyết như thế nào?
Tranh chấp về lối đi chung là một loại tranh chấp điển hình hiện nay, điều gây rất nhiều búc xúc, tốn kém chi phí, thời gian. Vậy trong trường hợp xảy ra việc hàng xóm tự ý mở lối đi qua thì phải giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại điều 254 bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền về lối đi qua như sau:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không cóhoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọcdành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo đó, lối đi là con đường dùng để đi lại duy nhất mà được hình thành từ phần diện tích đất của một hộ khác, hộ không có đường đi khi sử dụng phải thỏa thuận để mua và phải trả một khoản tiền để mua quyền đi lại trong trường hợp muốn sử dụng lối đi này như một giao dịch dân sự.
Do vậy, với người không có lối đi phải có thoả thuận với hàng xóm về việc dành cho mình 1 lối đi, những trường hợp đã có lối đi khác mà lại tự ý mở 1 lối đi nữa liên quan đến phần ngõ chung, lối đi chung của các hộ khác cũng tuơng tự cần được sự đồng ý của những chủ hộ liền kề đang sử dụng lối đi chung đó.
Bởi vậy, khi gặp tình huống, hàng xóm tự ý mở lối đi qua thì chủ sủ dụng đất liền kề cần phân tích cũng như cần tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của 2 bên để 2 bên có thể đàm phán, thoả thuận theo đúng quy định và tinh thần “tình làng nghĩa xóm”.
Trường hợp, hàng xóm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi của mình, cần đề nghị chính quyền địa phương dừng lại hành vi trên, và yêu cầu hoà giải cho 2 gia đình.
Trường hợp, không thể ngăn cản và hoà giải được, cần khiếu nại, khởi kiện, tố cáo tới các cơ quan khác ví dụ Toà án, công an…