Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước làm chủ đại diện. Khi bị Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất sẽ được bồi thường về việc thu hồi. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được bồi thường, việc bồi thường sẽ dựa trên những điều kiện, yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẽ những kiến thức pháp lý về vấn đề này để giúp mọi người có cái nhìn rõ nhất về nó.
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước làm chủ đại diện. Khi bị Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất sẽ được bồi thường về việc thu hồi. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được bồi thường, việc bồi thường sẽ dựa trên những điều kiện, yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẽ những kiến thức pháp lý về vấn đề này để giúp mọi người có cái nhìn rõ nhất về nó.
Thứ nhất, thu hồi đất là gì?
Căn cứ theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đất Đai 2013 quy định khái niệm thu hồi đất, cụ thể theo đó: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.” Theo đó có thể hiểu, thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đang có người sử dụng, trong những trường hợp nhất định và với trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
Căn cứ theo Khoản Điều 16 Luật Đất đâi 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong những trường hợp như sau:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Thứ hai, về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Căn cứ theo Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi, thì việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mucjd dích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lơi ích quốc gia, công cộng phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như sau:
– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường.
– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo Điều 75 Luật Đất đai 2013, việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng sẽ được bồi thường khi đáp ứng các điều kiện về hình thức sử dụng đất và về chứng nhận quyền đối với đất đó, cụ thể như sau:
– Đối với hộ gia đình, cá nhân: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.
– Đối với cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.
– Đối với tổ chức: Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.
– Đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.
– Đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cu ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.