Cùng với sự phát triển của kinh tế, hiện nay hầu hết người sử dụng đất đều mong muốn nhà ở của mình rộng rãi và thoáng mát hơn nên xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ vườn sang đất ở để xây nhà ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ quy trình, trình tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất cụ thể như thế nào?
Cùng với sự phát triển của kinh tế, hiện nay hầu hết người sử dụng đất đều mong muốn nhà ở của mình rộng rãi và thoáng mát hơn nên xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ vườn sang đất ở để xây nhà ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ quy trình, trình tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất cụ thể như thế nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích.
“Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
- d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Đất vườn được xác định là đất nông nghiệp, đất ở là đất phi nông nghiệp, vậy bạn muốn chuyển mục đích sử dụng thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.”
Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Về trình tự, thủ tục:
Điều 69, Nghị định 43/2104/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất:
- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
- a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo
- b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013 quy định:
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
Về thời gian thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
“Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Căn cứ Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như sau:
“1.Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
… b) Chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày
Thời gian quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.”