Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không theo quy định mới nhất, kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi cho khách hàng tốt nhất.
Tranh chấp đất đai là lĩnh vực đang nổi trội, và xảy ra nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người đang thắc mắc rằng là những tranh chấp đất đai nào phải hòa giải và liệu tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không?
Các Luật sư sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Giải quyết vấn đề
2.1. Hòa giải là gì?
Hòa giải được hiểu là thuyết phục các bên thỏa thuận thương lượng với các bên để tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa. Thông thường, việc hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả. Việc hòa giải thường được thông qua bên thứ ba gọi là bên hòa giải.
2.2. Hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Các bên tranh chấp có thể tự hòa giải với nhau hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 2 Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 như sau: “Hòa giải cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của luật này.”
Như vậy, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn đoàn kết và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã là thủ tục được định trong Luật Đất đai năm 2013 trong trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải hoặc không hòa giải được thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong đó, hòa giải tranh chấp về quyền sử dụng đất là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện thụ lý vụ án tại Tòa án, nếu chưa được hòa giải tại UBND cấp xã thì coi như là chưa đủ điều kiện khởi kiện, và sẽ trả lại đơn khởi kiện cho nguyên đơn. Trường hợp việc hòa giải thành tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải thành do các bên thỏa thuận phương án giải quyết tranh chấp và tự nguyện thi hành, nếu các bên không thi hành, thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Khi tiến hành tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Nếu không có Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác khi tổ chức hòa giải thì phiên hòa giải được coi là không hợp lệ, và phải tiến hành tổ chức lại phiên hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Kể cả việc hòa giải thành hay không thành thì biên bản giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải có chữ kí các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành. Biên bản hòa giải phải được gửi đến các bên trong tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp.
– Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm giải quyết khi trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất và nhận được biên bản hòa giải thành của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư với nhau. Đối với các trường hợp khác thì gửi lên Sở Tài nguyên và mội trường để giải quyết.
Phòng Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhân việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất.
2.3. Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không?
Căn cứ khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phám Tòa án nhân dân tối cao thì:
Tranh chấp đất đai trong trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế về quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Theo đó, tranh chấp đất đai không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải hòa giải, mà thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là điều kiện bắt buộc khi khởi kiện tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Còn đối với những tranh chấp khác như tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…thì không nhất thiết phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết chỉ những tranh chấp liên quan đến “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Còn các tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Lần đâu tiên!
CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ
CẤP SỔ, XIN PHÉP XÂY DỰNG VÀ
MÔI GIỚI BĐS ĐẤT SẠCH
——————————
Công ty xin chia sẽ dịch hỗ trợ dịch vụ tư vấn như sau ạ!
DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT:
✅ Xin cấp phép xây dựng
✅ Hoàn công nhà đất
✅ Cấp giấy chứng nhận lần đầu
✅ Hợp thức hóa nhà đất
✅ Chuyển mục đích đất ở
✅ Tách thửa – Gộp thửa – hợp thửa
✅ Cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất
✅ Tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, mua bán
✅ Thế chấp, giải ngân khoản vay
✅ Định giá, thẩm định giá BĐS nhà đất
✅ Xin cấp số nhà
—————————-
DỊCH VỤ ĐO ĐẠC NHÀ ĐẤT:
✅ Đo đạc nhà đất, giao ranh, cắm mốc.
✅ Lập bản vẽ hiện trạng, vị trí đất phục vụ cấp giấy chứng nhận QSDĐ
✅ Đo đạc bản vẽ phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng
✅ Đo đạc nhà đất phục vụ toà án.
—————————-
DỊCH VỤ LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT:
✅ Luật sư tư vấn hợp đồng, soạn thảo hợp đồng đặt cọc, mua bán chuyển nhượng
tặng cho, thừa kế, thế chấp để tránh rủi ro.
✅ Luật sư đàm phán và giải quyết tranh chấp hợp đồng;
✅ Đơn khởi kiện hợp lệ, và nghiệp vụ thu thập chứng cứ;
✅ Di chúc – Thừa kế – Phân chia di sản thừa kế;
✅ Ly hôn đơn phương, thuận tình ly hôn; quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng;
các vấn đề thỏa thuận tài sản chung vợ chồng trước khi mở Tòa.
✅ Luật sư tranh tụng tại Tòa án Sơ thẩm, Phúc thẩm.
—————————
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Phone và Zalo, Viber: 036.3232.739
Email: datsach.com.vn@gmail.com
web: datsach.net
—————————
LỜI XIN CHÀO:
Để tiện xưng hô và chào hỏi?
(1). Anh chị cho biết tên ạ
(2). Số điện thoại để tiện tư vấn ạ
(3). Thửa đất cần tư vấn ở huyện nào?
Anh chị thực hiện xong mục số (1), (2) và (3), rồi Anh chị trình bày nội dung ạ, bên công ty sẽ tư vấn nhiệt tình