Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được xem là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất khi nói đến bất động sản, nó chứng minh quyền làm chủ của một người đối với tài sản đó và là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước xem xét, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu.
Thế nhưng hiện nay, bọn xấu đã lợi dụng sơ hở của người dân làm ra các quyển sổ đỏ, sổ hồng giả khiến nhiều người sập bẫy bọn chúng. Vậy làm sao để biết sổ nào là sổ giả và sổ nào là sổ thật? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!
1. Sổ đỏ và sổ hồng có đặc điểm như thế nào?
Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ là tên viết tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành. Quy định tại Nghị Định 60-CP và Thông Tư số 346/1998/TT-TCĐC vào ngày 16/3/1998 của Tổng Cục Địa Chính. Sổ đỏ áp dụng cho đất nông – lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và đất nhà ở nông thôn.
Sổ hồng là gì? Sổ hồng là tên viết tắt của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất do Bộ Xây Dựng ban hành, áp dụng cho tài sản nhà đất ở nội thành, thị xã, thị trấn. Được quy định rõ ràng tại Nghị Định 60-CP vào ngày 5/7/1994.
Nói tóm lại, nội dung chính của sổ đỏ chỉ dùng thể hiện và chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản là đất đai của một cá nhân nào đó. Còn sổ hồng thể hiện các thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa đất, số tờ bản đồ, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (số tầng, kết cấu, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng riêng, sử dụng chung…).
2. Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ sổ hồng thật và giả
Hãy cùng Nhà Lộc Phát điểm qua 6 bước để kiểm tra một Giấy chứng nhận và xem chúng là thật hay giả nhé!
2.1 Kiểm tra thông tin về chủ sở hữu đất
Chủ sở hữu, sử dụng đất là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất. Khi giao dịch mua bán, chuyển nhượng bắt buộc chủ sở hữu phải trực tiếp tham gia đàm phán hoặc phải có đầy đủ giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp cho bên mua. Thông tin chủ sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ, sổ hồng có thể là của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một tổ chức sử dụng đất… Trong trường hợp, tài sản thuộc quyền sở hữu của nhiều người thì trong sổ sẽ phải thể hiện rõ gồm ghi đầy đủ tên, thông tin của từng người.
2.2 Xem kỹ thông tin tài sản nhà đất
Vị trí, số thửa, số tờ bản đồ, mục đích sử dụng… là những thông tin được ghi theo số hiệu của thửa đất trên bản đồ. Những nội dung này là cực kì quan trọng, bạn không nên xem qua loa, sơ xài, bắt buộc phải kiểm tra nhiều lần để đảm bảo độ chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thêm thông tin gồm tên khu vực, số nhà, tên đường (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh… nơi có thửa đất. Bởi lẽ nếu kiểm tra kỹ càng thông tin giấy tờ nhà đất sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc bạn tra cứu chi tiết, so sánh, đối chiếu với các thông tin của thửa đất khác có trong hồ sơ địa chính.
2.3 Diện tích nhà đất là bao nhiêu, có khớp với thực tế không?
Một lưu ý không kém phần quan trọng khi giao dịch, mua bán nhà đất đó chính là bạn nên kiểm tra diện tích trong sổ và thực tế có khớp với nhau hay không? Không ít trường hợp 2 số liệu trên có sự sai lệch, đến đây bạn nên tìm hiểu lại xem do đâu có sự sai lệch như vậy? Bên cạnh đó, cũng cần biết thêm đối với thửa đất có nhà chung cư thì giấy chứng nhận chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ.
Diện tích thửa đất được làm tròn đến một chữ số thập phân
2.4 Mục đích sử dụng của tài sản là gì
Mục đích sử dụng của đất sẽ có sự thống nhất nội dung giữa giấy chứng nhận và trong sổ địa chính, bằng tên gọi cụ thể và của từng nhóm đất khác nhau như: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất thổ cư, đất ở tại nông thôn, đất ở đô thị và các loại đất khác…
Ở đây có 2 nhóm đất sử dụng chung hoặc đất sử dụng riêng: đất sử dụng chung là đất thuộc quyền sử dụng của nhiều cá nhân hoặc nhiều hộ gia đình. Đất sử dụng riêng thì chỉ duy nhất thuộc quyền sở hữu và sử dụng của một người. Ví dụ như phần ngõ hẻm đi chung thuộc quyền sử dụng của nhiều hộ gia đình, do đó trên sổ đỏ phần này sẽ được ghi thông tin là “sử dụng chung”.
2.5 Thời hạn sử dụng đất là trong bao lâu?
Đối với đất do Nhà nước giao hoặc cho thuê thì sẽ ghi thời hạn sử dụng theo quyết định giao đất. Mặt khác, trong trường hợp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận thì thời hạn sử dụng đất được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
Khi kiểm tra thời hạn sử dụng đất cần phải lưu ý:
Trường hợp đất sử dụng có thời hạn thì sẽ được ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất)
Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định và lâu dài thì ghi là “Lâu dài”
Trường hợp thửa đất có vườn, ao mà diện tích đất được công nhận là một phần của thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng.
3. Nguồn gốc tài sản đang chuẩn bị mua bán
Nguồn gốc đất có thể là do Nhà nước giao cho sử dụng có thu tiền sử dụng đất, không thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền một lần cho toàn thời gian thuê, trả tiền hàng năm hoặc do Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất…
Nguồn gốc của đất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất, đặc biệt là khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để phục vụ mục đích chung. Chẳng hạn, đất thuê và có trả tiền thuê hàng năm sẽ không được Nhà nước bồi thường khi đất bị thu hồi. (Xem thêm: Luật đền bù đất đai mới nhất 2020 khi bị thu hồi) Vì vậy, khi kiểm tra sổ đỏ bạn cần đặc biệt chú ý về nguồn gốc của đất để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.
Như vậy, trước khi tiến hành giao dịch, mua bán, chuyển nhượng bất kì một tài sản bất động sản nào, cầm quyển sổ trên tay, điều bạn cần làm đầu tiên đó là kiểm tra đúng 6 thông tin mà Nhà Lộc Phát vừa nêu ra ở phía trên, giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có xảy ra khi đặt cọc và mua bán.