Hiện nay có nhiều người mua thắc mắc về giá trị cũng như tính pháp lý của hai loại hợp đồng là Hợp đồng mua bán và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng khi mua bán nhà đất. Vậy hai loại Hợp đồng này có gì khác và giống nhau.
Về điểm chung, Hợp đồng mua bán và hợp đồng chuyển nhượng đều là Hợp đồng dân sự, là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
1. Hợp đồng mua bán.
Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nhận tài sản và chi trả tiền cho bên bán.
Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Ngoài ra các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận các điều khoản về: Chất lượng, giá và phương thức thanh toán, Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán, Địa điểm giao tài sản, Phương thức giao tài sản, Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại, Trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng, Thời điểm chịu rủi ro..
Như vậy ở đầy mua bán tài sản bao hàm rất rộng các đối tượng của hợp đồng. Điều 163 của Bộ luật Dân sự năm 2005 tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu…) và các quyền tài sản (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, quyền sở hữu nhà ở…).
Trong quy định của bộ luật dân sự, luật nhà ở có quy về giao dịch nhà ở: Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Áp dụng đối với hợp đồng mua bán nhà ở được đầu tư xây dựng mới (bao gồm mua bán nhà ở có sẵn và mua bán nhà ở hình thành trong tương lai) – Trực tiếp liên quan đến “quyền sở hữu tài sản sản”. Hay nói đơn giản là chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác.
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tại Việt Nam xuất phát từ chế độ chính trị Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là Hợp đồng cho sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng chi trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất : Tên, địa chỉ của các bên; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Phương thức, thời hạn thanh toán; Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất;Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Ở đây đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất đai là hàng hóa đặc biệt mà cá nhân, pháp nhân hộ gia đình được xác lập quyền sử dụng theo quy định.