Tư vấn thủ tục mua bán đất đai theo quy định của pháp luật ?

Đất đai luôn là một trong những tài sản quan trọng của mọi người dân, trong nền kinh tế thị trường thì việc mua bán/chuyển nhượng đất đai là một trong những giao dịch khá phổ biến và phức tạp. ĐẤT SẠCH giải đáp những vướng mắc của người dân trong hoạt động mua bán đất đai:

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có Giấy chứng nhận;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

2. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên“.

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp của bạn, bạn và phía bên Công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không bắt buộc phải công chứng, chứng thức; bạn có thể đề nghị công chứng/chứng thực hợp đồng này nếu muốn.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

Lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ=0,5 %x(Diện tích đất x Giá 1 m2 đất tại Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh)

Thuế thu nhập cá nhân;

Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định rõ, thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được tính theo công thức:

Thuế TNCN phải nộp=Giá chuyển nhượngxThuế suất 2%

Lưu ý: Riêng đối với cá nhân chỉ có một nhà ở duy nhất thì khoản thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản thuộc trường hợp được miễn thuế.

Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định Luật Thuế thu nhập cá nhân thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.

Lệ phí địa chính:

Theo Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, lệ phí khi cấp trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính không quá 15.000 đồng/1 lần.

Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Mua bán đất đai bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý hay không?

Thứ nhất, hợp đồng mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không

Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định:

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất đai) giữa bạn và bên bán phải được công chứng tại văn phòng công chứng. Ở đây, bạn và bên bán chỉ làm giấy tờ viết tay tức là có sự vi phạm quy định về hình thức của hợp đồng; tuy nhiên nếu bạn đã thực hiện xong 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng thì hợp đồng này dù có vi phạm về hình thức vẫn có giá trị pháp lý. Cụ thể:

Theo quy định tại điều 129, Bộ luật dân sự 2015, nếu hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay thì được coi là vô hiệu trừ một số trường hợp cụ thể như sau:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Theo đó, nếu các bên trong giao dịch chỉ được lập bằng văn bản thì vẫn có thể được công nhận là giao dịch có hiệu lực pháp luật nếu như các bên trong giao dịch đã tiến hành được ít nhất 2/3 nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời một trong các bên có đơn yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền công nhận tính có hiệu lực của giao dịch.

Thứ hai, về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Khoản 1 Điều 82 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai như sau:

“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”

Những trường hợp nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008 hoặc từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hoặc sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 thì mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn đối với trường hợp hợp của bạn sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì trường hợp của bạn không thuộc vào trường hợp quy định của pháp luật sẽ được cấp sổ đỏ nếu như nhận chuyển quyền sử dụng đất.

4. Những điểm cần lưu ý trong quá trình mua bán chuyển nhượng nhà đất:

(*) Đất đai ở Việt Nam có nguồn gốc pháp lý khá phức tạp, trải qua nhiều thay đổi khi mua bán cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

+ Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng: Trước kia theo luật đất đất đai 2003 (luật cũ) thì sổ đỏ chỉ đất mặt đất còn sổ hồng là sổ chỉ nhà chung cư cao tầng, khu tập thể cũ. Sau năm 2013, khi luật đất đai năm 2013 ra đời thì thống nhất trên phạm vi cả nước áp dụng chung một mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở là Sổ Hồng. Cho nên khi mua bán sẽ thấy có sự khác nhau giữa mầu sắc của các cuốn sổ – Điều này không ảnh hưởng đến tính chất của giao dịch mua bán;

+ Phân biệt chế độ sở hữu chung và Chế độ sở hữu riêng của vợ/Chồng: Trên sổ đỏ/sổ hồng có rất nhiều cuốn sổ ghi chữ: “Hộ Gia Đình” có những cuốn sổ ghi tên Vợ và chồng, cũng có sổ chỉ ghi tên của Vợ hoặc chồng. Điều này có một số điểm rất cần lưu ý như sau:

– “Hộ gia đình” là chế độ sở hữu chung theo luật đất đai năm 1993, khi đó Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em, Con… những người có tên trên sổ hộ khẩu được ghi nhận quyền ngang nhau nghĩa là Bố có quyền sở hữu hoặc sử dụng ngang bằng với một đứa trẻ Con mới sinh. Sau này, Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi quy định đất đai chỉ thuộc quyền của Vợ và Chồng và Có thể ghi tên của Vợ Hoặc Chồng đều được. Luật đất đai năm 2013 vẫn giữ nguyên nội dung này không thay đổi. Việc mua bán mà trên sổ đỏ nghi nhận đất thuộc quyền sở hữu/sử dụng của Hộ Gia Đình sẽ rất phức tạp nếu các thành viên không đồng ý, thủ tục sẽ kéo dài nếu một trong các thành viên gia đình đã chết…

+ Làm cách nào để giảm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ khi mua bán chuyển nhượng đất đai: Có nhiều cách để giảm thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ một cách hợp pháp như:

-> Giảm giá trị hợp đồng cong chứng về việc mua bán qua đó sẽ giảm được tiền thuế vì thuế tính trên giá trị hợp đồng mua bán, giao dịch. Tuy nhiên, cách này cần làm kín kẽ về mặt pháp lý tránh trường hợp vì một lý do nào đó giao dịch vô hiệu, bên bán lật kèo chỉ thanh toán số tiền nghi nhận trên hợp đồng công chứng mà không chịu thanh toán số tiền giao dịch.

+ Chỉ khi đã được cấp sổ đỏ lần đầu thì mới có thể tiến hành giao dịch mua bán được. Chúng tôi có thể tư vấn và áp dụng một số biện pháp thừa phát lại để xác định việc mua bán khi đất chưa có sổ.

5. Dịch vụ luật sư tư vấn thực hiện thủ tục mua bán, chuyển nhượng nhà đất tại ĐẤT SẠCH:

Để đảm bảo các giao dịch pháp lý của Bạn trong việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất thành công, an toàn pháp lý, tiết kiệm chi phí. Bạn rất cần sự giúp đỡ của đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý sau trong việc mua bán chuyển nhượng đất đai:

+ Công chứng hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất và tài sản trên đất;

+ Tư vấn và thực hiện thủ tục tặng cho nhà đất, khai nhận di sản thừa kế đất đai, nhà ở;

+ Thay mặt khách hàng thực hiện các bước của hoạt động mua bán chuyển nhượng đến khi khách hàng có sổ đỏ;

+ Thực hiện thủ tục xin miễn thuế, giảm thuế hoặc tư vấn các phương pháp tiết kiệm thuế mà vẫn đảm bảo giao dịch an toàn, thành công.

+ Thực hiện thương thảo và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán nhà đất theo luật.

Và các thủ tục pháp lý khác, riêng biệt theo yêu cầu của khách hàng như : Soạn thảo hợp đồng thuê nhà đất, hợp đồng mượn nhà….

Tư vấn thủ tục mua bán đất đai theo quy định của pháp luật ?

5/5 - (1 bình chọn)