QUY ĐỊNH VỀ TRUẤT QUYỀN HƯỞNG DI SẢN CỦA NGƯỜI THỪA KẾ

Việc phân chia di sản thừa kế và nghĩa vụ thừa kế được dựa vào hai căn cứ chủ yếu là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người để lại di sản có quyền chỉ định rõ ai được hưởng di sản cũng như ai không được hưởng di sản do mình để lại mà không cần nêu rõ lý do. Vậy, trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế được quy định như thế nào?

 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người để lại di sản có quyền chỉ định rõ ai được hưởng di sản cũng như ai không được hưởng di sản do mình để lại mà không cần nêu rõ lý do. Vậy, trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế được quy định như thế nào?

          Tại Khoản 1 Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau về quyền của người lập di chúc:

          “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.”

Như vậy, người để lại di sản ngoài việc có quyền chỉ định thì còn có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Ở đây việc truất quyền có nghĩa là người để lại di sản thể hiện ý chí của mình trong di chúc về việc không muốn một hoặc nhiều người thừa kế hưởng di sản và điều này phải ghi trong di chúc hợp pháp.

Cần phân biệt người bị truất quyền thừa kế và người thừa kế không được chỉ định trong di chúc. Khi bị truất quyền thừa kế, thì người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật, nghĩa là không được hưởng di sản của người để lại thừa kế. Trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà người lập di chúc chỉ định người khác hưởng di sản, thì người thừa kế theo pháp luật là người không được chỉ định trong di chúc.

Trong trường hợp thừa kế được chia theo pháp luật, một số trường hợp không được hưởng di sản nêu tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

+ Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

+ Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng;

+ Lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy, truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc và không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là hoàn toàn khác nhau.

– Người bị truất quyền hưởng di sản: Người viết di chúc không để lại di sản cho người thừa kế và người này chỉ được hưởng nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật.

– Không được hưởng di sản: Nếu người để lại di sản biết về những hành vi của người thừa kế theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì những người này vẫn được hưởng;

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì những người sau đây mặc dù đã bị truất quyền hưởng di sản nhưng vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người được hưởng thừa kế theo pháp luật, quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của những người có quan hệ gần gũi, huyết thống với người để lại di sản, dù bị truất quyền họ vẫn đáng được hưởng một phần di sản do người chết để lại.

          – Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

          – Con thành niên mà không có khả năng lao động.

          Cuối cùng, nếu bạn muốn truất quyền hưởng di sản của một thừa kế thì nên để ý và đảm bảo rằng di chúc của bạn phải hợp pháp theo điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015. Trong trường hợp di chúc trái pháp luật thì nội dung trong di chúc bị vô hiệu và di sản sẽ được chia theo pháp luật.

QUY ĐỊNH VỀ TRUẤT QUYỀN HƯỞNG DI SẢN CỦA NGƯỜI THỪA KẾ

 

Lần đâu tiên!
CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ 
   CẤP SỔ, XIN PHÉP XÂY DỰNG VÀ 
          MÔI GIỚI BĐS ĐẤT SẠCH
          ——————————
Công ty xin chia sẽ dịch hỗ trợ dịch vụ tư vấn như sau ạ!
DỊCH VỤ PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT:
✅ Xin cấp phép xây dựng
✅ Hoàn công nhà đất
✅ Cấp giấy chứng nhận lần đầu
✅ Hợp thức hóa nhà đất
✅ Chuyển mục đích đất ở
✅ Tách thửa – Gộp thửa – hợp thửa
✅ Cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất
✅ Tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, mua bán
✅ Thế chấp, giải ngân khoản vay
✅ Định giá, thẩm định giá BĐS nhà đất
✅ Xin cấp số nhà
—————————-
DỊCH VỤ ĐO ĐẠC NHÀ ĐẤT:
✅ Đo đạc nhà đất, giao ranh, cắm mốc.
✅ Lập bản vẽ hiện trạng, vị trí đất phục vụ cấp giấy chứng nhận QSDĐ
✅ Đo đạc bản vẽ phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng
✅ Đo đạc nhà đất phục vụ toà án.
—————————-
DỊCH VỤ LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT:
✅ Luật sư tư vấn hợp đồng, soạn thảo hợp đồng đặt cọc, mua bán chuyển nhượng
      tặng cho, thừa kế, thế chấp để tránh rủi ro.
✅ Luật sư đàm phán và giải quyết tranh chấp hợp đồng;
✅ Đơn khởi kiện hợp lệ, và nghiệp vụ thu thập chứng cứ;
✅ Di chúc – Thừa kế – Phân chia di sản thừa kế;
✅ Ly hôn đơn phương, thuận tình ly hôn; quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng;
      các vấn đề thỏa thuận tài sản chung vợ chồng trước khi mở Tòa.
✅ Luật sư tranh tụng tại Tòa án Sơ thẩm, Phúc thẩm.
—————————
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Phone và Zalo, Viber: 036.3232.739
Email: datsach.com.vn@gmail.com
web: datsach.net
—————————
LỜI XIN CHÀO:
Để tiện xưng hô và chào hỏi?
(1). Anh chị cho biết tên ạ
(2). Số điện thoại để tiện tư vấn ạ
(3). Thửa đất cần tư vấn ở huyện nào?
Anh chị thực hiện xong mục số (1), (2) và (3), rồi Anh chị trình bày nội dung ạ, bên công ty sẽ tư vấn nhiệt tình
Rate this post